14 loại vật liệu thân thiện với môi trường phổ biến trong xây dựng

Sử dụng các vật liệu truyền thống đã và đang tác động không nhỏ tới môi trường, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Trước thực trạng này, ngành xây dựng đã ưu tiên hơn các loại vật liệu thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo phát triển bền vững.
Vậy cụ thể vật liệu thân thiện với môi trường là những loại vật liệu nào? Nếu bạn đang có dự định xây nhà, đừng bỏ lỡ thông tin Nhà Đất Mới chia sẻ dưới đây.
1. Thế nào là vật liệu thân thiện với môi trường?

Vật liệu thân thiện với môi trường là loại vật liệu sử dụng được tạo ra từ các vật liệu tái chế hoặc chất thải từ các ngành công nghiệp khác. Loại vật liệu này áp dụng các phương pháp đặt môi trường lên hàng đầu, giảm thiểu sự phát tán chất thải một cách tối đa.
Vật liệu thân thiện với môi trường đang dần thay thế vật liệu kém chất lượng, giá thành rẻ và trở thành xu hướng mới của ngành xây dựng hiện nay.
2. Lý do nên sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường thay vì vật liệu xây dựng truyền thống

Nguyên liệu nhân tạo trong vật liệu truyền thống có thể gây hại tới sức khỏe con người và là mối đe dọa lớn tới kết cấu của môi trường. Cho nên, việc vật liệu thân thiện với môi trường ra đời đã mở ra hướng đi mới trong lĩnh vực thi công xây dựng.
Bên cạnh đó, những loại vật liệu xanh (cách gọi khác của vật liệu thân thiện với môi trường) có độ bền cao, dễ thi công, nhẹ… Từ đó đẩy nhanh tiến độ và cho ra sản phẩm bền vững với thời gian.
3. 5 vật liệu thân thiện với môi trường truyền thống
Không chỉ ngày nay mà trước kia, con người đã ý thức trong việc bảo vệ môi trường, do đó các vật liệu có nguyên liệu từ thiên nhiên đã được đưa vào sử dụng từ rất sớm.
3.1. Tre – vật liệu thân thiện môi trường hàng ngàn năm tuổi

Sử dụng thân tre làm móng, xà ngang nhà có xu hướng gia tăng trong thời gian trở lại đây, nhất là các công trình xây dựng nhà ở. Theo đó, tre rất dễ trồng, không kén đất, phát triển nhanh.
Khi khai thác đúng quy trình, tre sẽ trở thành nguồn nguyên liệu tốt thay thế cho vật liệu xây dựng phải nhập khẩu từ nước ngoài về. Hơn nữa, tre không tác động tiêu cực tới sức khỏe con người.
3.2. Kim loại tái chế
Việc khai thác mỏ đã gây ra hiện tượng rối loạn môi trường sống tự nhiên như sụt hố, ô nhiễm đất,… Cho nên, giải pháp hữu hiệu nhất là sử dụng kim loại tái chế. Vật liệu này sẽ hạn chế tối đa ảnh hưởng của ngành khai thác mỏ tới môi trường.
Ba kim loại được tái chế nhiều nhất trên thế giới hiện nay là sắt, nhôm và đồng. Điều này đồng nghĩa với việc các công trình xây dựng hoàn toàn có thể sử dụng chúng.
3.3. Gỗ tái sử dụng

Gỗ tự nhiên ngày càng khan hiếm do tình trạng chặt phá rừng trái phép, ảnh hưởng lớn tới hệ sinh thái. Tuy nhiên, gỗ lại thường được dùng để làm đồ nội thất. Để giải quyết vấn đề này, gỗ tái sử dụng đã ra đời.
Gỗ tái sử dụng là loại gỗ được thu thập từ công trình đã bị phá hủy hay sản phẩm đã dùng. So về chất lượng gỗ tái sử dụng vẫn mang đến vẻ đẹp cần có của nội thất gỗ mà giá thành lại thấp hơn nhiều.
3.4. Len lông cừu cách nhiệt
Thời gian sử dụng lâu, thân thiện với môi trường, giá trị tốt. Đây là những lý do len lông cừu được liệt vào danh sách các vật liệu thân thiện.
Len lông cừu có thể áp dụng trong ngành xây dựng để làm vật liệu cách nhiệt. Len lông cừu có khả năng chống lửa tốt, hấp thụ độ ẩm hiệu quả. Các axit amin trong len có thể giữ lại các hóa chất độc hại, thanh lọc không khí.
3.5. Đá nguyên khối

Không gây ô nhiễm môi trường, lại có trữ lượng lớn, dễ tìm, đá nguyên khối đang dần thay thế một số vật liệu như thủy tinh, kim loại. Điểm nổi bật của đá nguyên khối là có thể tái sử dụng.
4. 9 vật liệu thân thiện với môi trường hiện đại
4.1. Gạch Block không nung

Xây nhà gạch không nung đang trở thành xu hướng kiến trúc mới. Loại gạch này vừa mang đến tính thẩm mỹ, vừa đảm bảo về các chỉ số xây dựng .
Công nghệ sản xuất gạch không nung từ đất và phế thải tại Việt Nam những năm gần đây đã được nội địa hóa với nhiều ưu điểm:
Chiếm 30 – 50% nguyên liệu đất để sản xuất. Nguồn đất được đa dạng hóa từ đất miền núi, duyên hải, đất sỏi không canh tác nông nghiệp được, đất đồng bằng,…
Trọng lượng gạch giảm, có thể chịu nhiệt độ cao lên tới 950 độ C.
4.2. Xốp cách nhiệt (XPS)
Sở hữu nhiều điểm mạnh như không thấm nước, chống ẩm, cách nhiệt tốt,… xốp cách nhiệt cũng được ưa chuộng trong thi công xây dựng. Chất dẻo PS đã trải qua quá trình đặc biệt là chất liệu chính của xốp cách nhiệt.
Thời gian sử dụng xốp cách nhiệt có thể ngoài 50 năm mà giá trị vẫn đạt trên 80%. Ngoài ra, xốp không có chất nguy hiểm độc hại nào bị phân hủy, bốc hơi.
4.3. Ngói đúc ép – không nung

Xi măng, silicate, bột màu và phụ gia chống thấm là thành phần chính của ngói đúc ép. Tất cả sẽ được ép định hình và phơi khô.
4.4. Kính tiết kiệm năng lượng
Tại thị trường Việt Nam, kính tiết kiệm năng lượng là kính Low-E. Kính hấp thụ nhiệt lượng, làm giảm sự phát tán nhưng vẫn đảm bảo độ sáng cần thiết.
Kính có thể giữ ấm nhà vào mùa đông và tạo ra không khí mát mẻ vào mùa hè.
4.5. Tôn lợp sinh thái
Ưu điểm của tôn lợp sinh thái là không gỉ sét trong môi trường muối, chịu được thời tiết khắc nghiệt. Sợi hữu cơ cellulose, acrylic, chất chống thấm asphalt theo phương ép lớn là nguyên liệu chính sản xuất tôn lợp.
4.6. Xi măng xanh – vật liệu thân thiện môi trường đầy hứa hẹn

Đây là thế hệ vật liệu xi măng sử dụng “tro bay” – một trong những sản phẩm CN có lượng dư thừa nhiều nhất. Xi măng xanh hay còn gọi là xi măng polime được phát hiện tại Mỹ.
Ưu việt của xi măng xanh là chống ma sát cao hơn, độ co ngót thấp, chịu lửa tốt.
4.7. Gạch ốp lát tái chế
Nguyên liệu chính của gạch ốp lát tái chế là gạch vỡ thải ra trong sản xuất. Màu sắc gạch được quyết định do tỷ lệ nguyên liệu dùng nhiều hay ít. Trong đó 50% là màu trắng, 70% là màu xám và 100% là màu đen.
4.8. Bê tông nhẹ

Loại vật liệu thân thiện với môi trường này được sử dụng để làm thành tấm sàn mái, gạch khối, tấm đường. Xi măng qua công nghệ trộn với bột nhôm, nước, cát, vôi là cốt liệu sản phẩm.
4.9. Gỗ ốp tường xanh
Loại gỗ này được tận dụng 100% từ gỗ tái chế, thành phần vụn gỗ chiếm 97%, không dùng hóa chất, không có tính độc hại.
Thường thì gỗ ốp tường xanh được dùng để làm vách công trình và có ưu điểm hơn gỗ tự nhiên. Không mối mọt, cong vênh, chống cháy, chịu được thời tiết ngoài trời.
Trên đây, Nhà Đất Mới đã tổng hợp 14 loại vật liệu thân thiện với môi trường trong xây dựng thi công. Hi vọng, qua bài viết bạn đã hiểu và nắm rõ đặc điểm, công dụng từng loại và có thể đưa ra những quyết định chính xác nếu có dự định xây nhà.
Hãy cùng đồng hành với Nhà Đất Mới để có thêm nhiều thông tin hữu hiệu, áp dụng vào thực tế.