Tỷ giá hối đoái là gì? Vai trò của tỷ giá hối đoái với kinh tế

Tỷ giá hối đoái là thuật ngữ sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tiền tệ. Nó ám chỉ giá trị đồng tiền của một quốc gia so với giá trị của đồng tiền quốc gia khác. Trong bài viết hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn tỷ giá hối đoái là gì và vai trò của nó đối với nền kinh tế đất nước ra sao qua bài viết dưới đây.
1. Tỷ giá hối đoái là gì?
Tỷ giá hối đoái tiếng Anh gọi là Exchange rate và còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ hoặc tỷ giá. Nó là tỷ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của 2 quốc gia, là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết để mua một đơn vị ngoại tệ.
Theo Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành năm 1997: tỷ giá hối đoái là tỷ lệ giá trị của đồng tiền Việt Nam đồng so với giá trị đồng tiền nước ngoài. Tỷ giá này hình thành dựa trên cơ sở cung cầu ngoại tệ, dưới sự điều tiết của Nhà Nước, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xác định.
VD: Tỷ giá giữa đồng tiền Việt Nam và đô la Mỹ sẽ là: USD/VND = 23.000 hay 1USD = 23.000 VND.
Riêng tại Mỹ và Anh, tỷ giá hối đoái được sử dụng theo nghĩa ngược lại: số lượng ngoại tệ (nước ngoài) cần thiết để mua một usd (đô la Mỹ) hoặc một pence (bảng Anh).
>>>>> Xem thêm: Vay tín chấp là gì? Những vấn đề quan trọng cần biết khi vay tín chấp
2. Các loại tỷ giá hối đoái
Có nhiều cách phân loại tỷ giá hối đoái trên thị trường hiện nay. Dưới đây là những cách phân loại phổ biến nhất.
2.1. Căn cứ vào đối tượng xác định tỷ giá
Dựa vào đối tượng xác định, tỷ giá được chia thành 2 loại:
- Tỷ giá chính thức: Do ngân hàng trung ương của quốc gia đó xác định. Qua tỷ giá, các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng sẽ ấn định giá mua bán ngoại tệ giao ngay, có kỳ hạn hay hoán đổi.
- Tỷ giá thị trường: Là tỷ giá dựa trên cơ sở quan hệ cung cầu của thị trường.
2.2. Căn cứ vào kỳ hạn hạch toán
Dựa vào kỳ hạn hạch toán tỷ giá được chia thành:
- Tỷ giá giao ngay (SPOT): là tỷ giá do tổ chức tín dụng niêm yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do thỏa thuận của hai bên. Việc thanh toán giữa hai bên phải đảm bảo trong biên độ do Ngân hàng Nhà nước quy định. Đồng thời thực hiện trong vòng 2 ngày làm việc tiếp theo sau cam kết mua hoặc bán.
- Tỷ giá giao dịch kỳ hạn (FORWARDS): là tỷ giá giao dịch do tổ chức tín dụng tự tính toán và thỏa thuận. Giao dịch đảm bảo trong biên độ quy định về tỷ giá kỳ hạn hiện hành của Ngân hàng Nhà nước tại thời điểm ký hợp đồng.
2.3. Căn cứ vào giá trị của tỷ giá
- Tỷ giá hối đoái danh nghĩa: là tỷ giá của một loại tiền tệ ở thời điểm hiện tại, không tính đến các tác động của lạm phát.
- Tỷ giá hối đoái thực: Là tỷ giá tiền tệ đã tính đến tác động của lạm phát, sức mua trong một cặp tiền tệ phản ánh giá cả của hàng hóa có thể bán ra nước ngoài và tiêu dùng trong nước. Tỷ giá này thể hiện khả năng cạnh tranh quốc tế của quốc gia đó.

2.4. Căn cứ vào phương thức chuyển ngoại hối
- Tỷ giá điện hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện được niêm yết tại ngân hàng và là cơ sở để xác định các loại tỷ giá khác.
- Tỷ giá thư hối: là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư, thường thấp hơn tỷ giá điện hối.
2.5. Căn cứ vào thời điểm mua/bán ngoại hối
- Tỷ giá mua: Là tỷ giá mua vào ngoại hối của ngân hàng.
- Tỷ giá bán: Là tỷ giá bán ra ngoại hối của ngân hàng.
Tỷ giá mua luôn thấp hơn tỷ giá bán. Khoản chênh lệch đó chính là lợi nhuận kinh doanh ngoại hối của ngân hàng.
3. Vai trò của tỷ giá hối đoái với nền kinh tế

– Công cụ để đánh giá sức mạnh đồng tiền
Tỷ giá là công cụ hữu hiệu tính toán, so sánh giá trị nội tệ với ngoại tệ, giá cả hàng hóa trong nước và quốc tế;… Có thể hiểu đơn giản, tỷ giá hối đoái giúp đánh giá sức mạnh đồng tiền của quốc gia này với quốc gia khác. Qua đó, đất nước cũng có thể đánh giá sức mạnh của nền kinh tế.
– Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu
Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến giá trị hàng hóa khi xuất nhập khẩu. Đồng tiền nội tệ càng mất giá, giá hàng hóa xuất khẩu càng rẻ, sức cạnh tranh của hàng hóa trên thị trường quốc tế càng được nâng cao.
Sự tăng lên của tỷ giá giúp kinh tế thu về nhiều ngoại tệ, giúp cán cân thương mại và cán cân thanh toán quốc tế cải thiện.
– Ảnh hướng tới tình hình lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Sức mua nội tệ giảm làm hàng hóa đắt lên dễ dẫn đến lạm phát. Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, nhập khẩu tăng lạm phát bị kiềm chế nhưng khiến sản xuất thu hẹp, tăng trưởng thấp.
Trên đây chia sẻ của Nhà Đất Mới về tỷ giá hối đoái là gì? Có thể thấy rằng tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ đến các mặt của nền kinh tế, thậm chí là đến đời sống con người. Việc nắm những kiến thức về tỷ giá sẽ giúp các nhà quản lý đưa ra các giải pháp hiệu quả ổn định nền kinh tế đất nước.
Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: nhadatmoi.net