Tư vấn thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp đạt chuẩn 5 sao

Nhà Đất Mới tư vấn thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp đạt chuẩn 5 sao. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này, hãy tham khảo bài viết sau đây.
1. Tiêu chuẩn phân khu trong thiết kế bếp nhà hàng
Mỗi nhà hàng sẽ có một cách thiết kế và bố trí khu vực bếp chuyên biệt tùy theo không gian, diện tích. Tuy nhiên, thiết kế bếp nhà hàng cơ bản vẫn phải đảm bảo sự cân đối giữa khu vực ăn uống của khách và khu vực nấu nướng.
Cùng với đó, khu vực bếp cần tuân theo các nguyên tắc chung là sạch sẽ, thông thoáng, không cản trở đường đi. Theo quy chuẩn, cứ 100 chỗ ngồi thì sẽ cần tối thiểu 50m2 nhà bếp.

Thông thường, bếp nhà hàng tiêu chuẩn bao gồm các khu vực sau:
+ Khu dùng để bảo quản thực phẩm gồm: Thiết bị tủ mát, tủ đồng hoặc kho lạnh để bảo quản thực phẩm, xe đẩy inox để vận chuyển thực phẩm trong kho,…
+ Khu dùng để chế biến, nấu nướng gồm thiết bị: Tủ nấu cơm công suất lớn, bếp gas/bếp điện từ công nghiệp, bếp á/bếp âu công nghiệp, bếp chiên nhúng,…
+ Khu dùng để pha chế và phục vụ đồ uống gồm: Các thiết bị pha chế cocktail, máy ép/máy xay sinh tố, tủ bảo quản rượu, cốc, chén, dĩa…
+ Khu dùng để sơ chế thực phẩm gồm: Khay/giá/kệ inox, dao, thớt, chậu rửa 02 hố hoặc 03 hố, máy cưa xương, thùng rác,…
+ Khu dùng để rửa bát đĩa gồm: Vòi phun tráng, hệ thống bồn/chậu rửa,…
+ Khu dùng để đựng bát, đĩa, đũa gồm: Tủ sấy bát, máy diệt khuẩn công nghiệp.
Xem thêm: 9+ ý tưởng thiết kế nhà bếp nhỏ đẹp mê mẩn
2. Tư vấn thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp đạt chuẩn 5 sao
2.1. Thiết kế khu sơ chế thực phẩm
Khi thiết kế bếp nhà hàng, khu sơ chế là nơi đầu tiên và có vị trí quan trọng nhất trong quy trình làm bếp. Đây là nơi nhân viên nhà hàng lấy đồ đã mua ngoài hoặc từ kho bảo quản đem đi sơ chế.
Với khu sơ chế, chủ nhà hàng nên thiết kế các giá đựng và chậu rửa liền kề với nhau. Việc sắp xếp bố cục liền mạch giúp những người sơ chế có sự phối hợp nhịp nhàng, đạt năng suất làm việc cao hơn.

2.2. Bố cục khu gia công thực phẩm
Khu gia công là nơi thứ hai, đứng sau khu sơ chế trong không gian bếp nhà hàng. Những thực phẩm sau khi hoàn thành sơ chế sẽ được di chuyển sang khu này.
Khu gia công nên được thiết kế với không gian rộng để đủ chỗ cho 03 đến 04 người đứng nấu. Các chất liệu và vật dụng sử dụng trong khu này nên dùng vật liệu trơn, nhẵn như đá hoặc gỗ phù bóng, giúp đầu bếp thực hiện công việc được nhanh và dễ dàng.
2.3. Thiết kế khu bếp nấu, khu chế biến
Những thực phẩm khi hoàn thành gia công sẽ được di chuyển sang bàn chờ tại khu bếp nấu, cách bếp trưởng chưa đến 80 cm. Khu chế biến phải được thiết kế sạch sẽ, chuyên nghiệp, có không gian rộng rãi, thoải mái.
Tuyệt đối không được để khói gây ám mùi không gian bếp, cũng như ảnh hưởng đến khu vực ăn uống của khách. Đồng thời, phải có hệ thống hút mùi, hệ thống phòng cháy chữa cháy để đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người và của.

2.4. Thiết kế khu thức ăn
Sau khi thức ăn được chế biến xong sẽ được đem tới khu soạn thức ăn, bao gồm các giá, bàn inox, xe đẩy đồ chờ sẵn,… Nơi đây cần phải thiết kế cửa ra đồ sạch sẽ, thoáng rộng, không có vật cản trở làm ảnh hưởng đến chất lượng món ăn.
2.5. Thiết kế khu diệt khuẩn và rửa bát
Bát đĩa bẩn sau khi ăn sẽ được tập trung ở khu rửa bát và diệt khuẩn. Thiết kế khu này nên bố trí bồn rửa sát tường, không nên đặt dưới đất để đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra, tủ diệt khuẩn cho bát đĩa cũng phải hoạt động theo quy trình khép kín và đảm bảo tính khoa học.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ, tư vấn thiết kế bếp nhà hàng chuyên nghiệp đạt chuẩn 5 sao giúp các chủ nhà hàng kinh doanh thành công. Nếu bạn đang quan tâm đến những chủ đề tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để nắm được nhiều xu hướng thiết kế mới nhất.