Hướng dẫn cách trồng sả chống muỗi tại nhà dễ thực hiện
Sả không chỉ để làm gia vị chế biến, nó còn có nhiều tác dụng hữu ích. Nhất là khả năng chống muỗi. Bởi vậy, rất nhiều chị em đã tự tìm cách trồng sả vừa để có nguyên liệu khi cần, vừa chống côn trùng, muỗi hiệu quả. Nhưng cách trồng sả chống muỗi đúng kỹ thuật thì không phải ai cũng có thể áp dụng.
Hiểu được điều đó, hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ hướng dẫn các chị em cách trồng sả đơn giản, dễ làm nhưng kết quả thu về thì ngoài mong đợi.
I. Cách trồng sả chống muỗi tại nhà
Thường thì trồng sả có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên có 3 cách hay được áp dụng nhiều nhất, phù hợp với cả đô thị và nông thôn.
1. Trồng sả bằng kỹ thuật nhân giống

Đây là cách trồng sả phù hợp với điều kiện tại nông thôn. Bạn có thể trồng sả theo bụi, sau một thời gian sả sẽ phát triển thành nhiều nhánh và cây trưởng thành.
Nếu bụi có kích thước lớn, cây bên trong khó phát triển sẽ dẫn tới tình trạng lá rụng, còi cọc. Để xử lý vấn đề này, cần tách bụi ra thành các nhóm đất khác nhau. Tách bụi lớn thành 5,6 bụi nhỏ và trồng ở những nơi đất khô ráo, không bị úng nước.
2. Trồng sả trong nước

Cách trồng sả chống muỗi này áp dụng phần lớn cho những gia đình sinh sống tại thành thị, không có nhiều diện tích đất. Sả trồng ở đây sẽ không còn rễ, chỉ còn gốc và thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Cắt phần ngọn của nhánh sả sao cho chiều dài sả còn khoảng 15cm. Ngâm sả trong nước, đặt ở nơi có độ thoáng khí lớn và có được ánh sáng tự nhiên (ánh nắng mặt trời).
- Bước 2: Sả bắt đầu mọc rễ sau hai ngày và đâm lá sau khoảng một tuần.
- Bước 3: Cách vài ngày thì thay nước sả một lần và thực hiện liên tục sau 2 tuần bạn sẽ thấy nhánh sả đủ rễ, lá để trồng thành cây.
- Bước 4: Lấy nhánh sả đã đủ rễ, lá trồng vào đất. Tưới nhiều nước cho sả trong 2-3 ngày đầu để sả thích nghi với môi trường mới. Bước sang tuần thứ 3 là sả sẽ phát triển thành cây.
3. Trồng sả trong thùng xốp
Đây cũng là cách trồng sả dành cho các gia đình sống tại các khu đô thị, thành phố lớn. Cách trồng sả này tương tự như cách trồng sả trong nước nhưng để sạch sẽ thì bạn thay chậu bằng thùng xốp. Tuy nhiên, để tránh ngập úng cho cây, đáy thùng cần có lỗ thủng thoát nước.
II. Chăm sóc cây sả

Khi đã trồng sả đúng cách, giai đoạn tiếp theo là bạn phải chăm sóc cây sả sao cho cây phát triển tốt nhất. Độ ẩm của đất trồng sả không được quá khô hay quá ướt. Nhổ bỏ cỏ dại, kiểm tra định kỳ thường xuyên, nếu thấy lá úa thì cắt bỏ. Trường hợp bụi cây quá lớn, tiến hành tách bụi nhỏ cho cây phát triển.
III. Thu hoạch sả

Khi sả đã trưởng thành, giai đoạn cuối cùng là thu hoạch sả. Lưu ý khi lấy sả nên lấy nhánh sả to ở giữa bụi, không dùng sức nhổ trực tiếp mà để bàn tay sát gốc sả, xoay tròn 2-3 vòng. Thực hiện động tác này khiến sả tự tách ra khỏi bụi.
Như vậy, Nhà Đất Mới vừa hướng dẫn các bạn cách trồng sả chống muỗi tại nhà đơn giản, dễ làm. Hãy đồng hành cùng Nhà Đất Mới để có thêm nhiều mẹo nhà ở hữu ích khác để vận dụng hiệu quả vào thực tế.