Cách tổ chức trung thu cho thiếu nhi cực vui và ấn tượng
Rằm tháng 8 là ngày lễ mà các em thiếu nhi mong chờ nhất. Không chỉ là những chiếc đèn lồng ông sao lung linh huyền ảo, những mâm cỗ rực rỡ sắc màu mà còn ở cả những cách tổ chức trung thu sôi động hào hứng. Nếu bạn đang muốn tìm những ý tưởng, cách tổ chức trung thu cho bé yêu thì hãy tham khảo ngay kế hoạch tổ chức trung thu được Nhà Đất Mới tổng hợp và chia sẻ dưới đây.
I. Cách tổ chức trung thu cho bé
Khi tổ chức sự kiện trung thu cho thiếu nhi, bạn cần phải lên sẵn kế hoạch tổ chức trung thu cho thiếu nhi. Việc lên sẵn kịch bản sẽ giúp chúng ta chủ động sắp xếp các nội dung chương trình được đầy đủ và ý nghĩa, tăng sự thích thú cho các bé thiếu nhi. Dưới đây sẽ là một số cách tổ chức trung thu cho bé mà bạn có thể tham khảo.

1. Hướng dẫn cách tổ chức trung thu cho bé yêu
Cách 1
- Mở đầu là các tiết mục múa lân sôi động
- Giới thiệu chương trình, khách mời tham dự
- Trình diễn các tiết mục văn nghệ đặc sắc của các em thiếu nhi hoặc các phụ huynh tham dự
- Phá cỗ và rước đèn ông sao
- Trao quà, phần thưởng cho các em thiếu nhi
Cách 2
- Gặp chị Hằng, chú Cuội để nghe về sự tích Trung Thu
- Biểu diễn các tiết mục văn nghệ
- Tổ chức chơi các trò chơi tập thể
- Trao quà cho các em thiếu nhi
- Phá cỗ và rước đèn ông sao
2. Các hoạt động động tổ chức Trung thu thú vị cho bé yêu
2.1. Hoạt động làm bánh trung thu
Khi tổ chức trung thu cho bé, làm bánh là hoạt động rất ý nghĩa. Bạn có thể tổ chức một trò chơi để các bé tự làm bánh trung thu của riêng mình, sau đó tổ chức chấm giải. Thông qua trò chơi này, các bé sẽ hiểu được công đoạn để làm nên một chiếc bánh trung thu. Giúp các em biết coi trọng giá trị của sức lao động, công sức của người thợ làm nên những chiếc bánh ngon. Đồng thời cũng là cách để dạy các em hiểu về ý nghĩa chiếc bánh truyền thống của Việt Nam.
2.2. Tổ chức lễ hội hóa trang
Đây là trò chơi trung thu các bé đều rất yêu thích. Bạn hãy chuẩn bị những bộ đồ hóa trang, để giúp các em hóa thân vào các nhân vật cổ tích trong lịch sử. Với các bé gái có thể hóa thân thành chị Hằng, thỏ Ngọc… Còn với các bé trai có thể hóa thân thành chú Cuội…
2.3. Tập làm lồng đèn
Hoạt động tổ chức trung thu này cũng khá ý nghĩa. Lồng đèn là đồ chơi trung thu mà bất kể bé trai hay bé gái đều thích. Nếu có thời gian và điều kiện, trong trò chơi này bạn có thể mời những chuyên gia làm lồng đèn đến để hướng dẫn cho các bé cách làm những chiếc đèn đơn giản. Sau đó tổ chức cuộc thi, xem bé nào làm nhanh và đẹp hơn.

2.4. Thi múa hát, diễn kịch
Đây là trò chơi tổ chức trung thu cho bé lành mạnh. Các bài hát, màn múa hát có liên quan đến ngày trung thu mà bạn có thể tham khảo là
- Bài hát về trung thu: Chiếc đèn ông sao, Vầng trăng cổ tích, Rước đèn tháng 8…
- Múa hát về ngày Trung thu: Em đi xem hội trăng rằm, Ơi ánh trăng vàng, múa Lân…
- Thi kể chuyện về sự tích tết Trung Thu…

II. Kế hoạch tổ chức trung thu chi tiết nhất
1. Kế hoạch tổ chức trung thu cho trẻ mầm non
Để tổ chức trung thu cho trẻ mầm non bạn cần phải lên kế hoạch cụ thể để phù hợp với lứa tuổi.
MỤC ĐÍCH
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cộng đồng và toàn xã hội đối với sự nghiệp bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em nghèo, trẻ mồ côi, trẻ bị tàn tật, trẻ có hoàn cảnh khó khăn được phát triển toàn diện trong môi trường thân thiện;
Tạo nên không khí vui tươi phấn khởi, hào hứng trong trường mầm non vào dịp “Tết Trung thu” là Tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu niên nhi đồng;
Đây cũng là một hoạt động trong nội dung cụ thể hoá thực hiện phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”, chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” và thể hiện công tác xã hội hoá trong trường mầm non;
Tết trung thu phải được tổ chức thật vui vẻ, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý trẻ. Tất cả trẻ phải được tham gia và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
THỜI GIAN TỔ CHỨC
– ……… phút ngày …………..
ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
– Trường mầm non……………………
NỘI DUNG TỔ CHỨC
Ổn định tổ chức
– Trống hội, trẻ đi từ các lớp ra sân trên nền nhạc bài hát “Chiếc đèn ông sao”, sau đó ổn định hàng theo từng lớp trước sân khấu – Hoạt động tập thể.
– Chú cuội và chị Hằng trò chuyện với trẻ.
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu: Chị Hằng, chú Cuội.
Đại biểu Đảng ủy – HĐND – UBND xã…………… phát biểu và tặng quà Tết Trung thu cho trẻ.
Hiệu trưởng phát biểu cảm ơn.
Chương trình văn nghệ vui Trung thu
– 5 tiết mục của trẻ
– Rước đèn – Múa lân
Kết thúc: Đại biểu chia quà cho trẻ.
BAN TỔ CHỨC
1- Đ/c: ……………………………………Trưởng ban
3- Đ/c: …………………………………….phó ban
4- Đ/c:……………………………………..ủy viên
CÔNG TÁC CHUẨN BỊ
Trang trí khánh tiết: Chuẩn bị xong vào buổi chiều ngày………….
– Trang trí phông, đèn ông sao to:……………… phụ trách, mỗi tổ chuyên môn cử 2 người phụ cùng trang trí.
– Trang trí mâm ngũ quả: ………………… phụ trách.
Chương trình đồng diễn, văn nghệ: Đ/c ………………………
Dẫn chương trình: – Đ/c ……………..: vai Chị Hằng
– Đ/c ………………: vai Chú Cuội
Chuẩn bị nước và tiếp khách: Tổ văn phòng, nhà bếp.
Âm thanh, loa đĩa: Đ/c…………………………………..
Đèn ông sao cho trẻ: Phụ huynh các lớp chuẩn bị.
Trang phục:
– Trang phục trẻ: Mặc đồng phục, đi giày hoặc dép có quai.
– Cô giáo: Áo dài truyền thống, hoặc trang phục phù hợp với vai diễn.
KINH PHÍ TỔ CHỨC
– Trang trí khánh tiết:…………………..
– Bánh kẹo cho trẻ:………………………
– Mâm ngũ quả:…………………………..
– Trang phục, đạo cụ biểu diễn:……………………….
* Tổng cộng kinh phí: …………………………………..

2. Kế hoạch tổ chức trung thu trường tiểu học
Nội dung kế hoạch tổ chức trung thu cho học sinh tiểu học phải lên cụ thể, chi tiết, có như vậy quá trình thực hiện mới đạt hiệu quả, mang tới bầu không khí trung thu ý nghĩa và thiết thực nhất cho các em học sinh.
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung thu an toàn, tiết kiệm tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt …
Nhằm phát huy tính sáng tạo, tinh thần đoàn kết tương trợ của các em học sinh cũng như tạo sân chơi lành mạnh và bổ ích cho các em, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa thông qua hội thi làm lồng đèn.
Tạo điều kiện cho các em được giao lưu, học tập lẫn nhau trong phong trào, từ đó các em có tinh thần học tập sáng tạo hơn.
Tất cả học sinh nhà trường phải được tham gia vào các hoạt động vui chơi, sinh hoạt trong ngày tết trung thu, không phân biệt trẻ em có điều kiện kinh tế hay trẻ em nghèo.

THỜI GIAN – ĐỐI TƯỢNG – ĐỊA ĐIỂM THAM DỰ
Thời gian: Từ ngày 30/9/2020 (nhằm ngày 14/8 âm lịch).
Địa điểm: Trường Tiểu học …….
Đối tượng: Học sinh trường Tiểu học …….
NỘI DUNG
Hội thi “Làm lồng đèn trung thu”
– Đối tượng tham dự: Học sinh các khối lớp 3, 4, 5 của trường Tiểu học
– Thời gian: Lúc 14 giờ, ngày 30/9/2019.
– Thể lệ của hội thi
+ Mỗi lớp làm 01 lồng đèn trung thu để tham gia thi làm lồng đèn (giáo viên đóng vai trò người hướng dẫn, học sinh và phụ huynh cùng tham gia thực hành).
+ Do mục đích hội thi là phát huy tính sáng tạo nên các em phải tự làm khung, không được mua sẵn đèn trung thu ở ngoài. BGK kiểm tra xong khâu chuẩn bị các em mới bắt đầu thực hiện và trang trí. Nếu BGK kiểm tra và phát hiện lớp nào vi phạm sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
+ Kích thước tối thiểu: chiều cao 50 cm, chiều dài 30 cm.
+ Lồng đèn phải có 01 cây nến, chỗ để nến phải vững chắc.
+ Các lớp tự chuẩn bị vật dụng để thực hiện.
+ Khuyến khích các lớp tham gia làm lồng đèn có sự sáng tạo.
+ GVCN khuyến khích và ủng hộ tinh thần của các em học sinh, hướng dẫn các em học sinh trước khi thi. Tuyệt đối không tham gia làm giúp các em trong suốt quá trình thi. Nếu lớp nào vi phạm sẽ bị loại khỏi cuộc thi.
– Cơ cấu giải thưởng:
+ 1 Giải Nhất
+ 1 Giải Nhì
+ 1 Giải Ba
– Kết quả thi được công bố vào đêm hội trăng rằm ngày …/…./2020.
Chương trình Đêm hội trăng rằm
– Thời gian: Bắt đầu vào lúc 17 giờ 30 phút, ngày 30/9/2020 tại trường Tiểu học
– Chương trình bao gồm các hoạt động:
+ Đố vui xoay quanh chủ đề về ý nghĩa ngày Tết Trung thu
+ Rước đèn quanh sân trường
+ Văn nghệ chào mừng
+ Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu
+ Hiệu trưởng đọc thư chúc Tết trung thu của Chủ tịch nước;
+ Công bố kết quả hội thi làm lồng đèn;
+ Tặng quà Trung thu cho học sinh;
+ Bế mạc.
THÀNH PHẦN BAN TỔ CHỨC VÀ BAN GIÁM KHẢO
Ban Tổ chức
Thầy ………………Hiệu trưởng Trưởng ban
Cô ……………….. Phó Hiệu trưởng Phó ban
Thầy ………….. Chủ tịch CĐCS Thành viên
Cô …………….. Bí thư Chi đoàn Thành viên
Cô ……………. Tổng phụ trách Thành viên
Thầy …………..GV Âm nhạc Thành viên
Ban giám khảo
Cô ……………….Phó Hiệu trưởng Trưởng ban
Thầy …………. GV Mỹ thuật Thành viên
Cô………………. Tổng phụ trách Thành viên
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Tổng kinh phí tổ chức đêm trung thu, bánh trung thu, lồng đèn, khen thưởng hội thi làm lồng đèn, nước uống khách mời…
Nguồn kinh phí tổ chức đêm trung thu được vận động từ các tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm, các Hội từ thiện, tham mưu UBND xã hỗ trợ. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức đêm hội và kinh phí khen thưởng hội thi lồng đèn.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Nhà trường xây dựng kế hoạch, tham mưu UBND xã để xin ý kiến tổ chức đêm trung thu; triển khai rộng rãi đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh biết để tham gia.
- Giáo viên thông báo học sinh để các em biết tham gia đầy đủ.
- Đồng chí Tổng phụ trách Đội triển khai kế hoạch xuống các lớp về hội thi Làm lồng đèn và đêm hội trăng rằm; tổ chức tập dượt cho học sinh rước đèn quanh trường.
- Các em học sinh tham dự chương trình mang theo 01 lồng đèn để phục vụ cho hoạt động rước đèn.
- Cô Thảo phân công nhân sự phục vụ cho hội thi và đêm hội.
- Giáo viên chủ nhiệm quản lý và tổ chức cho học sinh lớp mình vui chơi một cách an toàn, trật tự.
Trên đây là kế hoạch tổ chức vui tết trung thu 2020 của trường Tiểu học ……………, rất mong quý thầy cô và học sinh thực hiện tốt kế hoạch này.
3. Kế hoạch tổ chức trung thu trường THCS
MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
Nhằm thể hiện sự quan tâm của Ban Giám Hiệu, Công Đoàn, Chi đoàn trường cùng các bậc PHHS chung tay chăm lo cho các em có điều kiện được vui Trung thu.
Xây dựng sân chơi lành mạnh, thiết thực cho các em .
Tạo điều kiện cho các em học sinh có một Tết Trung Thu an toàn, tiết kiệm và thật ý nghĩa tràn đầy niềm vui, niềm hạnh phúc, thông qua đó để giáo dục cho các em chăm ngoan – học tốt…

ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Tất cả các em học sinh tại điểm tập trung và cán bộ giáo viên nhà trường.
NỘI DUNG
Phần trưng bày mâm ngũ quả
- Mỗi lớp trưng bày 01 mâm ngũ quả trưng bày trước 15h ngày….. (tức 14/8 âm lịch)
- Nguyên liệu: Mâm ngũ quả gồm:
- Hoa, quả, nến, khay bày ngũ quả và một số nguyên liệu khác.
- Số lượng từ 5 loại quả trở lên.
- Có tên chi đội
Thi lồng đèn đẹp
- Yêu cầu: Mỗi lớp tự làm 01 đèn trung thu với hình dáng, màu sắc tự chọn, trên lồng đèn trang trí với chủ đề với chủ đề trung thu, Bác Hồ, tên người làm, tên chi đội…
- Không chấm điểm đối với những lồng đèn có kích thước quá 1,5m, trang trí sai chủ đề, lồng đèn mua không phải tự làm.
- Thời gian: từ ngày ra thông báo đến ngày…. tháng …. năm…… Hạn nộp: 15h ngày ……tháng ….. năm …….. các lớp trưng bày tại vị trí nhà trường quy định.
- Cử 01 em giới thiệu về sản phẩm của lớp mình trước BTC và BGK.
Tặng quà cho HS có hoàn cảnh khó khăn
Mỗi lớp chọn 01 em để nhà trường tặng quà
CƠ CẤU GIẢI THƯỞNG:
- Giải nhất Khối 6-7, khối 8-9
- Giải nhì khối 6-7, khối 8-9
- Giải ba khối 6-7, khối 8-9
TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Đối với Tổng phụ trách
- Tổng phụ trách tham mưu BGH thành lập BTC chương trình, BGK chấm đèn lồng trong đêm Trung thu.
- Tổng phụ trách kết hợp GVCN, BTC chương trình chuẩn bị nội dung, cơ sở vật chất phục vụ cho hội thi. Lập dự trù kinh phí, tổ chức phát thưởng cho các lớp đạt giải và tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
Đối với giáo viên chủ nhiệm
- GVCN triển khai kế hoạch tới lớp chủ nhiệm.
- Theo dõi, đôn đốc các em thực hiện theo đúng thời gian, kế hoạch đề ra.
- Quản lý học sinh của mình chặt chẽ, an toàn khi tham gia hội thi.
Trên đây là kế hoạch tổ chức trung thu cụ thể và chi tiết nhất. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ lên được kế hoạch tổ chức trung thu hay và thú vị nhất. Chúc bạn sẽ có một lễ hội rằm tháng 8 thực sự ý nghĩa