Tiền sử dụng đất là gì? Các quy định cách tính tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất là gì? Cách tính tiền sử dụng đất ra sao. Hôm nay Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ chi tiết cho các bạn về những thông tin, quy định, các trường hợp nộp và miễn giảm thu tiền sd đất. Mời các bạn tham khảo!
I. Tiền sử dụng đất là gì?
Tiền sử dụng đất là nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất. Đối với diện tích đất được Nhà nước giao đất và cho phép thực hiện chuyển đổi mục đích về sử dụng đất. Hoặc nhà nước công nhận đối với quyền sử dụng đất.

Vì vậy, nghĩa vụ này có ý nghĩa vô cùng thiết thực. Nó đảm bảo người sử dụng đất phải có trách nhiệm với phần đất được Nhà nước giao, cho phép sử dụng. Đồng thời, hỗ trợ Nhà nước trong việc quản lý và giám sát phần diện tích đó chặt chẽ và hiệu quả hơn.
Dựa vào khái niệm về tiền sử dụng đất là gì thì người sử dụng đất có nghĩa vụ đóng cho cơ quan Nhà nước trong các trường hợp sau:
- Được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất.
- Được Nhà nước cho phép chuyển đổi mục đích về sử dụng đất.
- Công nhận đối với quyền sử dụng đất.
II. Quy định tiền sử dụng đất hiện hành

Đối tượng thuộc diện có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất bao gồm:
- Cá nhân và hộ gia đình.
- Các tổ chức kinh tế.
- Người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Ngoại trừ tại các đối tượng được miễn và giảm số tiền sử dụng đất được quy định trong nội dung Nghị định 45/2014/NĐ-CP tại Điều 11 và Điều 12.
- Nhà nước quy định về tiền sử dụng đất trên cơ sở các tiêu chí đó là : mục đích sử dụng, diện tích đất và giá đất. Ngoài ra, trong từng trường hợp, Pháp luật cũng có quy định riêng cụ thể đối với tiền sử dụng đất.
- Chế độ thu nộp đối với tiền sử dụng đất áp dụng cho các cá nhân, hộ gia đình và tổ chức kinh tế được Nhà nước quy định là phải căn cứ vào hồ sơ địa chính cùng với quyết định phê duyệt về giá đất của UBND cấp tỉnh trong từng trường hợp cụ thể để xác định.
Sau khi có quyết định, phía cơ quan thuế sẽ đưa ra thông báo về việc nộp tiền sử dụng đất, gửi cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất để nộp cho cơ quan Nhà nước.
Xem thêm: Quy định, đối tượng được miễn giảm tiền sử dụng đất
III. Cách tính tiền sử dụng đất
Trong từng trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ đóng tiền sử dụng đất, Nhà nước có quy định riêng về cách tính số tiền này, cụ thể như sau:
1. Cách tính tiền sử dụng đất khi làm sổ đỏ
Số tiền sử dụng đất cần nộp sẽ được tính khác nhau tùy thuộc thời gian mà cá nhân, hộ gia đình đã sử dụng đất nhưng không có giấy tờ đến khi Nhà nước cấp cho giấy chứng nhận.
Thực tế cách tính rất phức tạp và dựa trên nhiều cơ sở pháp lý khác nhau nên người dân chỉ cần nộp đúng số tiền được thông báo từ Cơ quan Thuế.
2. Cách tính tiền sử dụng đất trong trường hợp được giao đất
2.1. Thông qua đấu giá về quyền sử dụng đất
Tiền sử dụng đất là gì? Theo quy định trong Khoản 1 tại Điều 4 thuộc Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì tiền sử dụng đất mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế phải nộp trong trường hợp này chính là số tiền trúng đấu giá.
2.2. Không thông qua đấu giá

Tiền sử dụng đất phải nộp = Giá đất * Diện tích đất phải nộp tiền – Tiền sử dụng được giảm (nếu có) – Tiền bồi thường, giải phóng mặt bằng (nếu có)
Trong đó: Giá đất sẽ dựa theo giá cụ thể của từng địa phương.
Đối với nhà ở và công trình gắn liền với đất có hỗn hợp nhiều tầng và cho nhiều đối tượng sử dụng thì số tiền sử dụng đất phải nộp sẽ được phân bổ cho đối tượng sử dụng và các tầng.
3. Cách tính tiền sử dụng đất đối với trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Trên cơ sở của quy định tại khoản 2 thuộc Điều 5 của Nghị định 45/2014/NĐ-CP, thì số tiền sử dụng đất cần nộp khác nhau theo từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc loại đất cũng như mục đích.
Trường hợp thu ½ mức chênh lệch tiền sử dụng giữa hai loại đất áp dụng khi:
- Chuyển đổi từ đất vườn, ao thuộc cùng thửa đất có nhà ở nằm trong khu dân cư, không được công nhận là đất ở căn cứ khoản 6 của Điều 103 thuộc Luật Đất đai quy định sang làm đất ở.
- Chuyển đổi từ đất vườn, ao gắn liền với nhà ở nhưng người sử dụng đất lại tách ra sang đất ở để chuyển quyền. Hoặc trước thời điểm ngày 01/07/2004, đơn vị đo đạc đã tự tách thành thửa riêng sang đất ở.
Công thức tính:
Tiền sử dụng đất = 50% x (Tiền sử dụng tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng tính theo giá đất nông nghiệp)
IV. Không thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất có bị phạt không?

Tiền sử dụng đất là gì? Theo quy định tại khoản 3 của Điều 98 thuộc Luật Đất đai năm 2013 thì với trường hợp xin cấp giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất nhưng người sử dụng không nộp tiền sử dụng đất thì dù đã được giải quyết xong cũng không được nhận giấy chứng nhận.
Tuy nhiên riêng những trường hợp sau sẽ được nhận ngay giấy chứng nhận đó là:
- Không nằm trong diện các đối tượng có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài chính.
- Đối tượng được ghi nợ hoặc được miễn nghĩa vụ tài chính.
- Đi thuê đất và hàng năm người sử dụng phải trả tiền thuê.
Xem Thêm: Thủ tục ghi nợ tiền sử dụng đất và các quy định mới nhất
1. Thời hạn nộp tiền sử dụng đất
Căn cứ điểm a, b của khoản 4 Điều 14 thuộc Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì :
- Tính từ ngày Cơ quan Thuế ký thông báo nộp tiền sử dụng đất thì trong vòng 30 ngày, người sử dụng đất có nghĩa vụ nộp 50% số tiền trên thông báo.
- Số tiền 50% còn lại, người sử dụng đất có trách nhiệm hoàn thiện đầy đủ trong 60 ngày tiếp theo.
2. Nộp chậm bị phạt ra sao?
Nếu nộp chậm thời hạn quy định người sử dụng đất sẽ bị xử lý, trừ trường hợp đã được ghi nợ. Theo như quy định tại điểm c khoản 4 của Điều 14 thuộc Nghị định 45/2014/NĐ-CP thì sẽ phải nộp thêm số tiền chậm nộp áp dụng với số tiền chưa nộp trên cơ sở pháp luật đã quy định các mức trong quản lý thuế.
Trên đây là tất cả thông tin bạn cần biết từ tiền sử dụng đất là gì đến các quy định của Pháp luật liên quan đến nghĩa vụ tài chính này. Do đây là nghĩa vụ nên bạn cần chủ động nộp đầy đủ nếu trong diện các đối tượng phải đóng tiền sử dụng đất để tránh bị xử phạt và không được nhận sổ đỏ.