Thuê nhà thế chấp và những lưu ý quan trọng để phòng tránh rủi ro
Thuê nhà thế chấp liên quan đến rất nhiều vấn đề về mặt pháp lý. Chính vì vậy, hình thức này có thể xảy ra một số rủi ro.
Để giúp bạn có thể dễ dàng hơn trong việc giải quyết trường hợp này, Nhà Đất Mới xin được chia sẻ một số lưu ý liên quan đến vấn đề trên.

I. Thế chấp nhà là gì?
Trong việc thế chấp có hai bên chủ thể tham gia gồm có:
- Bên thế chấp: sử dụng tài sản mình sở hữu để làm điều kiện đảm bảo sẽ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đã thỏa thuận với bên nhận thế chấp.
- Bên nhận thế chấp: nhận tài sản thế chấp trong 1 khoảng thời gian
Tài sản thế chấp không được bàn giao cho bên nhận thế chấp. Có thể được quản lý và giữ gìn trong thời gian thực hiện nghĩa vụ bởi bên thứ ba. Nếu bên thế chấp không thực hiện được nghĩa vụ đã thỏa thuận, tài sản thế chấp sẽ thuộc về bên con lại.
Thế chấp nhà là hình thức sử dụng nhà đang sở hữu làm tài sản thế chấp.
Nhà đã thế chấp chịu những ràng buộc pháp lý bởi hợp đồng thế chấp. Do đó, khi tiến hành thuê cần có hiểu biết cụ thể và chính xác.

II. Nhà đã thế chấp có được sử dụng để cho thuê hay không?
Nhà được sử dụng để thế chấp về mặt pháp lý vẫn thuộc quyền sở hữu của người thế chấp. Do đó, có thể sử dụng để kinh doanh, cho thuê, mượn để gia tăng giá trị cho bất động sản.
Việc cho thuê nhà thế chấp được pháp luật công nhận là hoạt động kinh doanh hợp pháp để giúp chủ sở hữu có thể tạo ra thu nhập.
Để đảm bảo quyền lợi giữa các bên cho thuê (đồng thời là bên thế chấp) – bên thuê – bên nhận thế chế, thông tin về nhà thế chấp và giao dịch cho thuê phải được thông báo tới các bên.

III. Các lưu ý quan trọng khi thuê nhà thế chấp
Thuê nhà thế chấp tiềm ẩn một số rủi ro và tranh chấp về vấn đề pháp lý. Do đó, để đảm bảo an toàn, cần chú ý một số vấn đề quan trọng dưới đây.
1. Về hợp đồng cho thuê nhà
Do nhà thế chấp vẫn được sử dụng để kinh doanh bình thường. Chính vì vậy hợp đồng thuê nhà thế chấp về cơ bản tương tự như hợp đồng thuê nhà thông thường.
Hợp đồng này cần được giao kết bằng văn bản. Lưu ý mọi điều khoản, nhất là các điều khoản để bảo vệ quyền lợi của mình.
Đặc biệt chú ý đến các điều khoản liên quan đến việc khi xảy ra tranh chấp do thế chấp, quyền và nghĩa vụ thực hiện của các bên sẽ được giải quyết như thế nào.
Thông thường, không bắt buộc phải công chứng đối với hợp đồng thuê nhà. Tuy nhiên trong trường hợp này nên thực hiện công chứng tại các văn phòng. Điều này sẽ giúp hợp đồng được đảm bảo hơn, tránh các rủi ro có thể phát sinh.
Xem thêm lưu ý khi ký hợp đồng tại: “5 lưu ý khi ký hợp đồng thuê nhà nhất định không thể bỏ qua“.
2. Các giấy tờ cần xem xét trước khi ký hợp đồng
Để nắm rõ ràng về mặt pháp lý của bất động sản cho thuê, người thuê cần lưu ý yêu cầu một số giấy tờ cần thiết như:
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất và các tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ)
- Giấy chứng thực hợp đồng sử dụng nhà để thế chấp và vay tài sản.
- CMTND hoặc thẻ căn cước công dân của người cho thuê nhà.
Bạn có thể yêu cầu bản sao có chứng thực của các giấy tờ trên. Điều này sẽ giúp đảm bảo quyền lợi tốt hơn trước những vấn đề pháp lý sau này.
3. Về vấn đề chấm dứt hợp đồng thuê nhà
Bên thuê có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng nếu:
- Chủ nhà tăng giá bất hợp lý, sai với thỏa thuận hay không báo trước.
- Chủ nhà không thực hiện nghĩa vụ sửa chữa khi có hư hỏng nặng theo thỏa thuận.
- Quyền sử dụng nhà cho thuê bị hạn chế do việc đảm bảo lợi ích của bên thứ 3 (bên thế chấp hoặc những người khác).
Bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt việc thuê nhà nếu:
- Người thuê không thanh toán đầy đủ tiền thuê nhà từ 3 tháng trở lên và không có lý do chính đáng.
- Sử dụng nhà trái với mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê.
- Tự ý sửa chữa và thay đổi kết cấu nhà mà không được phép.
Các bên đơn phương chấm dứt hợp đồng cần thông báo cho bên còn lại trước thời hạn được thỏa thuận trong hợp đồng (thông thường là 30 ngày)

Việc thuê nhà thế chấp là hoàn toàn hợp pháp theo các quy định của pháp luật. Đây cũng là những giao dịch rất thường xuyên xảy ra hiện nay. Tuy nhiên, do chịu sự ràng buộc đặc biệt về pháp lý, cần có những lưu ý khi tiến hành thuê loại hình nhà này.
Trên đây, Nhà Đất Mới đã chia sẻ về các vấn đề liên quan đến việc thuê nhà đã được sử làm tài sản thế chấp. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích và áp dụng dễ dàng hơn trong thực tiễn.