Thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới theo quy định 2020

Một số người không hiểu rõ về thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới dẫn đến sai sót, nhầm lẫn giữa các khái niệm đó với nhau. Nhà Đất Mới sẽ giúp bạn làm rõ các quy định của pháp luật về các vấn đề trên trong bài viết dưới đây.
I. Tách sổ hộ khẩu là gì?
Tách sổ hộ khẩu là việc cá nhân có tên trong sổ hộ khẩu làm các thủ tục đăng ký Sổ hộ khẩu mới và xóa tên trong Sổ hộ khẩu cũ. Mục đích của tách sổ là hình thành thêm Sổ hộ khẩu mới có chứa thông tin cá nhân của người tách khẩu.
Nếu chỉ có 01 cá nhân tách khẩu thì chính cá nhân đó sẽ là người đứng tên chủ hộ. Trường hợp có nhiều người tách khẩu và sử dụng chung một Sổ hộ khẩu mới, các bên cần thống nhất người đứng ra làm đại diện chủ hộ.

II. Thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới
1. Điều kiện tách khẩu
Thủ tục tách hộ khẩu được thực hiện khi công dân có nhu cầu tách sổ khi đáp ứng những điều kiện:
- Có chỗ ở hợp pháp.
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Được chủ hộ có tên trong sổ hộ khẩu đồng ý cho tách sổ hộ khẩu mới.
2. Hồ sơ tách sổ hộ khẩu
Hồ sơ tách sổ hộ khẩu bao gồm:
- Sổ hộ khẩu hiện tại đang có tên.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu hay nhân khẩu, có ý kiến đồng ý của chủ hộ.

3. Nơi nộp hồ sơ tách sổ hộ khẩu
Nơi làm thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới là:
- Nơi thường trú trong trong hộ khẩu là thành phố trực thuộc Trung ương: Công an huyện, quận, thị xã.
- Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú là tỉnh: Công an xã, thị trấn thuộc huyện; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
4. Thời gian làm sổ hộ khẩu mới
- Thời gian: Thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền sẽ trả kết quả bằng việc tách sổ hộ khẩu và cấp sổ mới
- Nếu không giải quyết tách sổ hộ khẩu thì cơ quan có thẩm quyền sẽ trả lời lý do bằng văn bản rõ ràng.
- Lệ phí tách sổ hộ khẩu mới: miễn phí
>>>> Xem thêm chi tiết các thủ tục làm hộ khẩu tại Hà Nội và Tphcm
III. Các trường hợp tách khẩu
1. Chuyển hộ khẩu (xóa tên khỏi sổ hộ khẩu cũ)
Chuyển hộ khẩu là việc cá nhân đang có tên trong sổ hộ khẩu. Làm thủ tục xóa tên để chuyển sang một sổ hộ khẩu khác. Hình thức này thường diễn ra khi đối tượng chuyển nơi thường trú.
Trường hợp này tương tự với tách sổ hộ khẩu nhưng không cho ra đời một Sổ hộ khẩu mới. Mà chỉ có chuyển nhân khẩu đối tượng từ sổ này sang sổ khác.

2. Nhập khẩu (di chuyển đến nơi ở mới)
Đăng ký thường trú và nhập hộ khẩu có chung một định nghĩa và đều có giá trị pháp lý như nhau. Qua đó, có thể hiểu nhập khẩu được là việc chủ thể chuyển đến sinh sống tại một địa điểm khác và đăng ký thường trú tại địa điểm đó.
Đăng ký thường trú là việc cần làm sau khi đã hoàn thành thủ tục chuyển tên sang sổ hộ khẩu mới, xóa tên ra khỏi sổ hộ khẩu cũ.
Trên đây là những thông tin và quy định về thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới dành cho công dân Việt Nam. Nhà Đất Mới hy vọng rằng nó sẽ giúp bạn nắm được được những quy định của pháp luật, để bảo vệ quyền và thực hiện các nghĩa vụ của bản thân một cách đầy đủ nhất.
>>>> Xem thêm Thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú