Hướng dẫn các quy trình thủ tục làm sổ hồng mới nhất

Làm thủ tục cấp Sổ hồng gặp khá nhiều khó khăn vì đây là một quy trình có nhiều thủ tục, giấy tờ, làm việc với nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau. Nắm bắt được tâm lý chung này, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ với bạn những kiến thức về thủ tục làm Sổ hồng một cách chính xác và nhanh chóng nhất.

I. Thủ tục làm Sổ hồng
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ
Đây là bước đầu tiên cũng như quan trọng nhất trong quá trình chuẩn bị thủ tục làm Sổ hồng để bạn có thể tránh khỏi những rắc rối không đáng có.
Hồ sơ để làm Sổ hồng bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở của người đề nghị (được cấp khi liên hệ với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp sổ)
- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
- Chứng minh thư, hộ khẩu của người đề nghị cấp giấy (có công chứng)
- Thông báo nộp lệ phí trước bạ, biên lai nộp lệ phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân, biên lai nộp thuế thu nhập cá nhân
>>>>> Xem thêm Sổ hồng chung cư là gì? Những điều cần biết về sổ hồng
2. Liên hệ với cơ quan có thẩm quyền cấp Sổ hồng

Đối với từng trường hợp khác nhau thì bạn sẽ liên hệ với từng cơ quan khác nhau, cụ thể:
- Tổ chức, cơ sở tôn giáo. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam: Ủy ban nhân dân cấp huyện
Nếu địa phương nơi có đất cần cấp đã thành lập Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thì bạn có thể liên hệ trực tiếp đến văn phòng đó để được cấp Sổ hồng.
>>>>> Xem thêm Sổ hồng chung, sổ đỏ chung và những quy định cần lưu ý
II. Đối tượng được cấp Sổ hồng

Theo khoản 1 Điều 99 Luật Đất đai hiện hành, những đối tượng được cấp Sổ hồng bao gồm:
- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Sổ hồng
- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày 01/7/2014
- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất
- Người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ
- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành công đối với tranh chấp đất đai
- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất
- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế
- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất
- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở
- Người mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước
- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa
- Nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có
- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất
>>>>> Xem thêm Sổ hồng khác sổ đỏ như thế nào?
III. Thủ tục làm sổ hồng mất bao lâu?

Theo quy định của Pháp luật, thời gian làm Sổ hồng không được quy định cụ thể. Tùy theo từng văn phòng, quy định, thời gian làm Sổ hồng ở mỗi quận, huyện khác nhau mà thời gian cấp Sổ hồng khác nhau. Nhưng thông thường sẽ mất khoảng 30 – 45 ngày.
III. Các thủ tục làm sổ hồng mất bao nhiêu chi phí
Chi phí làm Sổ hồng tùy thuộc vào khung giá đất của mỗi quận, huyện nên giá thành sẽ khác nhau, nhưng đều bao gồm:
- Lệ phí trước bạ: 0.5% tổng chi phí
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: < 100,000đ/giấy cấp mới, 50,000đ/giấy cấp lại, cấp đổi, bổ sung vào giấy chứng nhận
- Thuế thu nhập cá nhân: 2% tổng chi phí
Nhà Đất Mới vừa cung cấp cho bạn thủ tục làm Sổ hồng đơn giản và nhanh chóng nhất. Hy vọng bạn sẽ không gặp khó khăn, rắc rối và quá trình làm Sổ hồng diễn ra chuẩn xác