Hướng dẫn thủ tục làm hộ khẩu Hà Nội, TPHCM mới nhất 2020

Thủ tục làm hộ khẩu là một trong những việc làm quan trọng của tất cả các hộ gia đình. Đặc biệt tại Hà Nội và tphcm là 2 thành phố lớn. Có rất nhiều người chuyển đến và muốn định cư lâu dài, muốn làm sổ hộ khẩu tại đây. Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ chi tiết về các thông tin, điều kiện, quy định, thủ tục làm sổ hộ khẩu. Mời các bạn tham khảo!
I. Sổ hộ khẩu là gì?
Hộ khẩu là một phương tiện ghi nhận quyền và nghĩa vụ của công dân, là phương thức quản lý nhân khẩu của Việt Nam. Vì vậy, các công dân cần biết về thủ tục nhập hộ khẩu để bảo vệ pháp luật của bản thân cũng như gia đình nhằm tránh các rắc rối khi đi học, mua bán nhà đất,…
Sổ hộ khẩu, theo quy định của pháp luật, là căn cứ pháp định nơi ở, địa chỉ thường trú, và được cấp cho gia đình hoặc cá nhân khi đáp ứng đầy đủ điều kiện của pháp luật.

II. Thủ tục làm hộ khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ theo quy định
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân ngoài địa bàn thuộc quận/huyện đến đăng ký: hồ sơ bao gồm:
- 02 bản theo mẫu: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.
- 01 bản theo mẫu: Bản khai nhân khẩu.
- 01 bản có xác nhận của công an nơi chuyển đi: Giấy chuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu quy định )
- Bản sao kèm theo bản chính: Các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp theo quy định.
Trường hợp sau khi tách hộ khẩu có chỗ ở hợp pháp trong địa bàn phường thuộc quận/huyện. Và công dân có nhu cầu cấp sổ hộ khẩu. Hồ sơ thủ tục làm hộ khẩu sẽ gồm:
- 01 bản chính theo mẫu: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- 01 bản gốc: Sổ hộ khẩu gia đình (sau khi giải quyết xong trả lại).
- Các giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp (sau khi giải quyết xong trả lại).
Trường hợp tách sổ hộ khẩu. Hồ sơ bao gồm:
- 01 bản chính theo mẫu: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu
- bản gốc: Sổ hộ khẩu gia đình (sau khi giải quyết xong trả lại)
- 01 bản chính: Ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ

Bước 2: Nộp hồ sơ
Địa điểm:
+ Công an thị trấn, xã hoặc Công an thành phố, thị xã thuộc tỉnh đối với tỉnh.
+ Công an thị xã, quận, huyện của thành phố (thuộc Trung ương) như: Hà Nội, tphcm.
Thời gian tiếp nhận: Giờ hành chính từ thứ 2 – thứ 7 (trừ các ngày nghỉ lễ)
Trình tự tiếp nhận thủ tục làm hộ khẩu Hà Nội, tphcm:
Kiểm tra giấy tờ theo quy định pháp luật, người nộp hồ sơ sẽ xuất trình để đối chiếu xem đầy đủ và chính xác chưa.
Viết phiếu hẹn giao cho người đến nộp hồ sơ

Bước 3: Xử lý hồ sơ
Cán bộ, công chức có quyền hạn, trách nhiệm giải quyết xử lý hồ sơ thủ tục làm hộ khẩu theo đúng pháp luật quy định.
Trường hợp hồ sơ không phù hợp hoặc chưa chính xác. Phải thông báo trực tiếp bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Bước 4: Nhận sổ hộ khẩu tại nơi đã nộp hồ sơ
Đến ngày hẹn trả, công dân sẽ ra địa điểm trả tại nơi nộp hồ sơ. Thời gian nhận sổ hộ khẩu trong giờ hành chính các ngày T2 – T7.
Công dân đưa giấy biên nhận nộp hồ sơ, cán bộ có thẩm quyền viết phiếu nộp lệ phí (trừ trường hợp được miễn). Mức đóng lệ phí phụ thuộc vào điều khoản của HĐND thành phố, tỉnh trực thuộc Trung ương quy định.
Công dân đem phiếu nộp lệ phí đến thanh toán cho cán bộ thu lệ phí và nhận lại biên lai thu tiền. Cán bộ cấp Sổ hộ khẩu kiểm tra biên lai nộp lệ phí và đề nghị ký nhận, sau đó trả kết quả cho công dân.
III. Các loại sổ hộ khẩu hiện nay
Với nhiều người, nhắc tới sổ hộ khẩu là nhắc tới việc đăng ký thường trú, song thực tế sổ còn có thể dành cho những trường hợp đăng ký tạm trú. Các loại sổ đăng ký thường trú và sổ tạm trú được ký hiệu là KT1, KT2, KT3, KT4, cụ thể:

- KT1: là sổ hộ khẩu thường trú, xác định nơi ở lâu dài của công dân với những thông tin như thẻ căn cước công dân, địa chỉ chứng minh nhân dân,…
- KT2: là sổ tạm trú dài hạn trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thời hạn tối đa 24 tháng. Trong sổ này ghi nhận công dân đăng ký tại quận, huyện khác với nơi thường trú, nhưng cùng 1 tỉnh, thành phố. Khi hết thời hạn, người tạm trú cần làm gia hạn tạm trú.
- KT3: là loại sổ tạm trú dài ở phạm vi tỉnh, thành phố, khác với nơi đăng ký thường trú, có thời hạn tối đa là 24 tháng. Cũng như KT2, khi hết thời hạn, người tạm trú cần làm gia hạn tạm trú.
- KT4: là loại sổ tạm trú ngắn hạn, trong cùng phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là địa chỉ thường trú.
IV. Các trường hợp làm hộ khẩu
3.1. Trường hợp tách khẩu và làm mới
Đây là trường hợp khi công dân đã có tên trong một sổ hộ khẩu, và có nhu cầu tách sang một sổ mới. Sổ cũ sẽ không còn tên của công dân này nữa, vì vậy việc tách sổ cũng có nghĩa là phải tiến hành thủ tục làm sổ hộ khẩu mới
Theo quy định khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú 2006 quy định trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp thì có thể được tách sổ hộ khẩu gồm:
- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có nhu cầu tách Sổ hộ khẩu.
- Người đã nhập vào Sổ hộ khẩu mà được chủ hộ đồng ý cho tách Sổ hộ khẩu bằng văn bản.
>>>>> Xem chi tiết về Thủ tục tách khẩu và làm hộ khẩu mới tại đây !

3.2. Trường hợp chuyển hộ khẩu
Chuyển hộ khẩu là trường hợp công dân có tên trong sổ hộ khẩu cũ, có nhu cầu xóa tên trong sổ hộ khẩu đó và chuyển tên sang một sổ hộ khẩu khác mà không phát sinh làm sổ hộ khẩu mới. Các trường hợp phát sinh chuyển hộ khẩu thường là lấy vợ, lấy chồng,…
Việc chuyển hộ khẩu này sẽ phải làm thủ tục chuyển hộ khẩu ở nơi ở cũ, và thủ tục nhập hộ khẩu tại nơi ở mới.
>>>> Xem thêm Các thủ tục chuyển hộ khẩu thường trú
3.3. Trường hợp làm lại hộ khẩu mới
Những trường hợp làm lại hổ khẩu mới thường là những công dân bị mất sổ hộ khẩu khi đã làm đủ thủ tục xin làm lại sổ.
Trên đây là toàn bộ thông tin tổng hợp liên quan đến thủ tục làm hộ khẩu Hà Nội, tphcm mới nhất năm 2020. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để có thêm nhiều tư vấn pháp lý nhanh chóng, chính xác.