Thủ tục làm giấy ủy quyền nhà đất khi mua bán bất động sản

Thủ tục làm giấy ủy quyền nhà đất mới nhất 2020. Chia sẻ những điều kiện, quy định, thủ tục làm giấy ủy quyền nhà đất, mua bán đất đai theo luật hiện hành.
Đối với các chủ sở hữu không thể trực tiếp thực hiện chuyển nhượng nhà đất phải thực hiện ủy quyền cho người khác. Trong trường hợp này, cần thực hiện thủ tục làm giấy ủy quyền nhà đất. Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ giải đáp về thủ tục, quy định trong trường hợp này qua bài viết dưới đây.
I. Giấy ủy quyền khi mua bán nhà đất là gì?
1. Khái niệm giấy ủy quyền nhà đất
Giấy ủy quyền nhà đất là một dạng hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên tham gia. Theo đó, bên được ủy quyền sẽ nhân danh bên ủy quyền để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn. Theo thỏa thuận, bên được ủy quyền có thể được nhận một khoản thù lao.
Giấy ủy quyền thể hiện sự chấp thuận của chủ sở hữu tài sản cho người khác được quyền quyết định về việc sở hữu mua bán, cho thuê hay các thủ tục nhà đất. Trong giấy ủy quyền sẽ quy định rõ phạm vi các công việc, quyền hạn mà người ủy quyền được thực hiện.

2. Các trường hợp cần làm giấy ủy quyền nhà đất
Khi chủ sở hữu chính thức không thể trực tiếp thực hiện chuyển nhượng sẽ cần làm giấy ủy quyền. Việc này có thể vì nhiều lý do khách quan và chủ quan. Tuy nhiên trên thực tế, đa phần các trường hợp ủy quyền là do bên mua/bên bán nhà không đủ điều kiện hoặc để thực hiện một số hình thức lách luật:
- Bên mua nhà chưa đủ điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Do đó phải thực hiện ủy quyền các quyền sử dụng, định đoạt nhà đất.
- Để tránh không phải nộp các khoản thuế, phí khi giao dịch nhà đất.
- Bên bán nhà đã vượt quá số lượng giao dịch hoặc không đủ điều kiện để thực hiện chuyển nhượng theo pháp luật.
- Nhu cầu mua bán của các bên đã vượt quá các quy định của pháp luật.
- …
Do đó, để hợp thức hóa việc chuyển nhượng, song song với việc thành lập hợp đồng, hai bên thực hiện công chứng giấy ủy quyền. Bên mua sẽ được bên bán ủy quyền toàn bộ quyền sở hữu, sử dụng, định đoạt.
Theo hợp đồng mua bán, bên bán đã được hưởng mọi quyền lợi của chủ sở hữu tài sản. Tuy nhiên hợp đồng ủy quyền sẽ giúp đảm bảo hơn trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu.
Sau khi hoàn tất hợp đồng mua bán và ủy quyền, các bên đã khá an tâm rằng việc chuyển nhượng đã đảm bảo pháp luật. Nhưng vấn đề này xem xét từ góc độ pháp lý còn có khá nhiều kẽ hở.
Thực tế, hình thức này tồn tại không ít rủi ro. Nếu trong có trường hợp tranh chấp, hợp đồng vẫn có thể bị tuyên bố vô hiệu. Các bên tham gia hợp đồng sẽ phải đối mặt với nhiều thiệt hại không lường trước được.

Xem Thêm: Điều kiện và thủ tục đăng ký chứng chỉ môi giới bất động sản
II. Thủ tục làm giấy ủy quyền nhà đất
Giấy ủy quyền nhà đất thực chất là một loại hợp đồng. Chính vì vậy, thủ tục làm giấy dựa trên thủ tục thành lập hợp đồng. Theo đó, các bên tham gia phải thực hiện theo các bước nhau sau.
1. Chuẩn bị hồ sơ thực hiện hợp đồng ủy quyền
Hồ sơ cần chuẩn bị có các loại giấy tờ như sau:
- Bản dự thảo hợp đồng: có các quy định về quyền, nghĩa vụ, phạm vi thực hiện của các bên.
- Bản sao các giấy tờ tùy thân của người tham gia: CMND/căn cước công dân, sổ hộ khẩu.
- Bản sao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất.
- Phiếu yêu cầu thực hiện hoạt động công chứng hợp đồng.
- Bản sao của các giấy tờ liên quan đến hợp đồng khác cầu theo như pháp luật quy định.
Lưu ý: Đối với trường hợp bên ủy quyền là người đã kết hôn thì cần phải chuẩn bị thêm các giấy tờ sau:
- CMND/căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu của cả hai vợ chồng.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.

2. Nộp hồ sơ thực hiện công chứng giấy ủy quyền
Hợp đồng ủy quyền phải được thực hiện tại văn phòng công chứng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền.
Công chứng viên sẽ tiến hành tiếp nhận và kiểm tra tính hợp pháp của các loại giấy tờ. Đặc biệt, các điều khoản trong bản dự thảo hợp đồng sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng.
Nếu trong đó có điều khoản không đúng pháp luật, trái đạo đức, không phù hợp với thực tế thì công chứng viên sẽ chỉ rõ các lỗi để chỉnh sửa. Nếu người yêu cầu làm giấy ủy quyền không chỉnh sửa, hợp đồng sẽ bị từ chối công chứng.
Xem thêm: Giấy kê khai 99 là gì?
3. Hoàn tất công chứng hợp đồng ủy quyền
Sau khi kiểm tra, người cần công chứng sẽ đọc lại dự thảo hợp đồng một lần nữa. Sau đó, công chứng viên công chứng hợp đồng và hoàn tất thủ tục.
Thủ tục công chứng sẽ phát sinh phí, thù lao công chứng và một số chi phí khác theo quy định. Hai bên nên thỏa thuận trước về việc bên nào sẽ chi trả các khoản chi phí này.

Trên đây, Nhà Đất Mới đã chia sẻ về thủ tục làm giấy ủy quyền nhà đất và các vấn đề cần lưu ý. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu những quy định xung quanh vấn đề này và thận trọng hơn trong việc thực hiện.