Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mới nhất 2020

Hướng dẫn làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp đầy đủ, đúng quy trình.
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là một trong những việc rất quan trọng khi bạn mua bán, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất nông nghiệp. Việc này sẽ giúp bạn tránh được một số rắc rối, bất cập trong quá trình sử dụng đất. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được thủ tục này.
Do đó, trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ hướng dẫn bạn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mới nhất 2020
I. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là gì?
1. Khái niệm
Đất nông nghiệp là loại đất Nhà nước giao cho người dân, với mục đích sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt, trồng rừng,…

Đất nông nghiệp đóng vai trò là tư liệu sản xuất, là tài liệu lao động, là đối tượng lao động không thể thay thế của ngành nông, lâm nghiệp.
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp là hành động mà người dân thường gọi để chỉ việc đăng ký biến động đất đai khi mua bán, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đất đai.
2. Điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo khoản 1 Điều 188 Luật đất đai hiện hành, điều kiện thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:
- Có Giấy chứng nhận
- Đất không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án
- Trong thời hạn sử dụng đất
3. Đối tượng không được nhận quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo Điều 191 Luật đất đai 2013 quy định, những đối tượng không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm:

- Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
- Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp từ cá nhân, hộ gia đình
- Cá nhân, hộ gia đình không trực tiếp sản xuất nông nghiệp
- Cá nhân, hộ gia đình không sinh sống trong khu vực rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thì không được nhận chuyển nhượng, tặng cho đất trong khu vực đó
4. Hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Theo Điều 130 Luật đất đai 2013, hạn mức chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp được quy định như sau:
Đất trồng cây hàng năm:
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long: < 30ha
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: < 20ha
Đất trồng cây lâu năm:
- Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng: < 100ha
- Các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: < 300ha
Đất rừng sản xuất là rừng trồng:
- Các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng: < 150ha
- Các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi: < 300ha

II. Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp
Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm những bước sau:
1. Quy trình thực hiện
Bước 1: Nộp hồ sơ
Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký biến động đất đai
- Hợp đồng, văn bản chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp (bản chính)
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính)
- Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận nhận góp vốn, chuyển nhượng, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư
- Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được tặng cho, cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp tặng cho, cho thuê, chuyển nhượng, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất (bản chính)
- Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất (nếu có)
- CMND/CCCD, sổ hộ khẩu
Tải Mẫu đơn đăng ký biến động đất đai tại đây.

Nếu chỉ chuyển nhượng một phần quyền sử dụng của mảnh đất thì yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường đo đạc mảnh đất cần chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ.
Bước 2: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
Sau khi tiếp nhận, Phòng Tài nguyên và Môi trường xử lý hồ sơ:
- Hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: giải quyết hồ sơ
- Hồ sơ thiếu, không hợp lệ: thông báo, yêu cầu cá nhân, hộ gia đình hoàn thiện hồ sơ trong vòng 3 ngày
Khi hồ sơ đầy đủ, Phòng Tài nguyên và Môi trường giải quyết hồ sơ:
- Xác minh thực địa
- Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định
- Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính
- Trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất
2. Thời hạn giải quyết
Thời hạn thực hiện thủ tục là:
- Từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ: < 10 ngày
- Tách thửa đất: < 20 ngày
3. Chi phí, phí, lệ phí
- Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai tại các phường thuộc quận, thị xã: 28,000đ/lần
- Lệ phí chứng nhận đăng ký biến động đất đai tại các khu vực khác: 14,000đ/lần
Trên đây là toàn bộ thông tin về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp. Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ không gặp phải bất kì rắc rối nào trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới