Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn, đẹp hiện đại, đơn giản

So với các không gian chức năng chính như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ,… nhà vệ sinh ít được các gia chủ chú trọng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một không gian hết sức quan trọng. Nếu thiết kế nhà vệ sinh không khéo léo sẽ ảnh hưởng tới toàn bộ kiến trúc ngôi nhà. Đối với ngôi nhà có diện tích hẹp thì việc thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn càng cần thiết.
Vậy thiết kế nhà vệ sinh nhỏ hợp nhu cầu sử dụng như thế nào? Những mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ nào “gây sốt” trên thị trường? Trong bài viết hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ giải đáp các câu hỏi trên.
I. Nguyên tắc thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn
1. Hình dáng, mẫu mã nhà vệ sinh
Tùy theo khoảng trống, thế đất của toàn bộ ngôi nhà mà bạn có thể thiết kế hình dáng nhà vệ sinh mà không nhất thiết phải để nhà vệ sinh hình chữ nhật. Điều mà bạn cần chú ý là nắm rõ được hình dạng không gian nhà vệ sinh để định hình được cách thiết kế và bố trí sao cho hợp lý.

Ngoài ra, các chi tiết dưới đây cũng ảnh hưởng lớn tới việc thiết kế nhà vệ sinh.
- 7,6m2 là diện tích sàn tối thiểu khi thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn. Đây là diện tích mà người sử dụng xe lăn cũng có thể xoay xở thoải mái
- Các cửa ra vào phải đảm bảo tay nắm ở vị trí thuận lợi cho mọi lứa tuổi
- Gương đặt ở mức vừa phải hoặc hơi thấp, tránh để quá cao
- Xung quanh nhà vệ sinh, khu vực vòi hoa sen nên có các tay vịn để đảm bảo độ an toàn
- Độ cao chuẩn cho lavabo đối với thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn khoảng 80-85cm
2. Lối vào cửa
Thông thường nhà vệ sinh ít khi thiết kế nhiều cửa, tuy nhiên nếu nhà vệ sinh nhỏ thì nên thiết kế nhà tắm 2 cửa. Đây là giải pháp để phân chia các khu vực như bồn rửa mặt, khu vệ sinh một cách tiện dụng.
Nên sử dụng cửa treo hoặc cửa trượt đối với cửa nhà vệ sinh nhằm tận dụng tối đa không gian sàn. Thông thường kích thước của cửa nhà vệ sinh nhỏ có chiều rộng khoảng 0,68 – 0,82 – 1,02m và chiều cao khoảng 1,9 – 2,1 – 2,3m.
3. Cửa sổ

Thiết kế nhà vệ sinh nhỏ không thể quên đi cửa sổ bởi đây là bộ phận đón ánh sáng vào bên trong. Nên đặt cửa sổ gần trần nhà, vị trí này sẽ giúp bạn lắp đặt các phụ kiện khác đồng thời tối ưu không gian trên tường. Nhưng cần lưu ý khi lắp đặt cửa sổ nhà vệ sinh sao cho bên ngoài không thể nhìn thấy vào bên trong.
4. Hệ thống thông gió
Để nhà vệ sinh không ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, phải đảm bảo không gian nhà vệ sinh luôn thông thoáng, không bị ứ khí. Do đó, hệ thống thông gió nhà vệ sinh cũng cần được quan tâm.
5. Màu sắc nhà vệ sinh

Màu sắc có tác dụng rất lớn tới thị giác và cảm quan của con người. Với những nhà vệ sinh bé không nên sử dụng gam màu tối, sặc sỡ mà nên chọn các gam màu trắng sáng, nhẹ nhàng. Những gam màu này vừa khiến không gian có cảm giác được nới rộng hơn, vừa mang đến sự hiện đại, sạch sẽ.
6. Lưu ý vấn đề phong thủy
Trong thiết kế, xây dựng nhà ở không thể thiếu các yếu tố liên quan tới phong thủy và nhà vệ sinh nhỏ hẹp cũng không ngoại lệ. Theo đó, thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn cần ghi nhớ:
Hướng Nam, Tây Nam và Đông Bắc không được thiết kế phòng tắm, nhà vệ sinh. Những hướng này được coi là hướng xấu và sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, vượng khí của gia chủ. Ngoài ra, đây còn là hướng xung khắc với nhà vệ sinh bởi thuộc Hỏa khí nặng.
Không thiết kế nhà vệ sinh đối diện với cửa phòng ngủ hay giường ngủ.
Nhà vệ sinh không được thiết kế, bố trí ở trung tâm ngôi nhà.
Hướng nhà vệ sinh không đặt trùng hướng nhà hoặc quay về hướng Bắc.
Nhà vệ sinh tầng 2 không được nằm trên phòng ngủ tầng dưới bởi quan niệm của phong thủy đây là hung khí ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.
Nhà vệ sinh không thiết kế dưới gầm cầu thang.
>>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn thiết kế nhà vệ sinh công cộng mới năm 2020
II. 12 mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn đẹp












>>>>> Xem thêm: Cách bố trí nhà vệ sinh trong nhà ống vừa đảm bảo khoa học, vừa đảm bảo phong thủy
Trên đây là cách thiết kế nhà vệ sinh và các mẫu thiết kế nhà vệ sinh nhỏ gọn, ấn tượng “gây sốt” trên thị trường. Hi vọng những thông tin cung cấp trong bài sẽ giúp bạn có được những ý tưởng thiết kế nhà vệ sinh phù hợp với nhu cầu và mong muốn của gia đình