Thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang tiết kiệm diện tích lại hợp phong thủy

Một trong những giải pháp được lựa chọn phổ biến hiện nay cho các không gian chật hẹp là thiết kế bếp dưới cầu thang. Trong bài viết hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ tới các bạn lý do vì sao thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang lại được ưa chuộng đến vậy.
I. Ưu điểm thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang
1. Tiết kiệm không gian
Đối với các không gian chật hẹp, việc tối ưu diện tích sử dụng là điều hết sức quan trọng. Chính vì lẽ đó gầm cầu thang trong nhà thường được tận dụng làm nơi nghỉ ngơi, phòng làm việc, vệ sinh thậm chí là phòng bếp.
Thiết kế phòng bếp dưới cầu thang sẽ giúp ngôi nhà có cảm giác thông thoáng, rộng rãi hơn so với diện tích thực.

2. Tạo sự gọn gàng cho ngôi nhà
Việc bố trí một phòng bếp dưới gầm cầu thang sẽ giúp cho việc bố trí nội thất trong nhà trở nên gọn gàng, ngăn nắp hơn.
3. Giải quyết sự khuyết thiếu trong nhà
Theo phong thủy, dưới gầm cầu thang được hiểu ngầm là không gian chết. Do đó, nếu thiết kế bếp hay phòng vệ sinh, phòng đọc sách dưới cầu thang là cách khắc phục khuyết điểm này. Tuy nhiên, không ít người còn băn khoăn liệu thiết kế bếp dưới gầm cầu thang có thực sự tốt và ảnh hưởng đến vận khí của ngôi nhà.
Để trả lời cho câu hỏi đó, các bạn hãy tiếp tục đón xem phần tiếp theo của bài viết.

II. Thiết kế phòng bếp dưới gầm cầu thang tác động đến phong thủy nhà ở như thế nào?
Có nhiều quan niệm cho rằng phòng bếp không nên được đặt ở dưới gầm cầu thang vì cầu thang là nơi di chuyển dòng khí từ tầng trệt lên trên. Trong khi đó, nếu đặt bếp ở vị trí này thì khí nóng sẽ làm nhiễu loạn các dòng khí hoặc ngăn không cho các dòng khí lưu thông lên phía trên.
Một quan điểm khác lại cho rằng bếp thuộc khí Hỏa, nếu đặt bếp ở vị trí gần hoặc dưới cầu thang sẽ khiến gia đình mâu thuẫn, người trong nhà dễ nổi nóng, cáu gắt, bất an.
Tuy nhiên, các quan niệm trên đến nay vẫn chưa có những thông tin chứng minh là đúng. Điều bạn cần quan tâm khi thiết kế bếp dưới cầu thang là lựa chọn bếp không khói và bố trí hướng bếp không khắc với mệnh của gia chủ.

Xem thêm: Cách thiết kế bếp góc chéo hợp phong thủy
III. Thiết kế bếp dưới gầm cầu thang như thế nào?
Trước tiên, để có một phòng bếp dưới gầm cầu thang đáp ứng về yếu tố thẩm mỹ, bạn cần đo đạc và nắm rõ kích thước chiều sâu, chiều cao khu vực bếp để lựa chọn những loại nội thất phù hợp.
Khi thiết kế bếp nên bố trí tủ bếp phía trên, phía dưới tủ là các ngăn hộc để chứa đồ gia dụng hoặc lò vi sóng. Có thể thiết kế tủ bếp chữ I kết hợp quầy bar nhỏ nếu không gian hẹp.
Bàn ăn trong phòng bếp đối với nhà ống sẽ đặt phía sau cầu thang song song với hướng lan can cầu thang.
Thiết kế bếp dưới cầu thang không thể bỏ qua màu sắc của căn bếp. Đối với những khu vực xung quanh bếp nên sử dụng màu sắc nhã nhặn, sáng màu để tạo sự rộng mở. Màu bếp nên chọn màu phù hợp với mệnh của gia chủ.
Ánh sáng cũng là yếu tố không thể thiếu khi thiết kế bếp dưới cầu thang. Do gầm cầu thang thường không nhận đủ lượng ánh sáng tự nhiên, vì thế cần phải lắp đặt hệ thống đèn nhân tạo để cung cấp độ sáng cho không gian bếp. Lưu ý là không lựa chọn các loại đèn có thiết kế rườm rà bởi sẽ khiến không gian bếp thêm rối rắm, chật chội.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tận dụng khoảng tường trống phía trên tủ bếp để gắn thêm các kệ đựng đồ giúp tối ưu không gian một cách triệt để.

IV. Một số lưu ý khi thiết kế phòng bếp dưới gầm hoặc gần cầu thang
Để phòng bếp có được sự ngăn cách với các khu vực chức năng khác, nên sử dụng tay vịn cầu thang chất liệu bằng kính. Cách này giúp không gian bếp có hiệu ứng rộng hơn và không tạo cảm giác ngột ngạt.
Không đặt bàn ăn dưới gầm cầu thang mà đặt chếch ra ngoài bởi khu vực ăn uống cần sự thoải mái.
Lựa chọn tủ bếp, bếp, đồ nội thất vừa đủ, tránh mua dư thừa vì sẽ ảnh hưởng tới không gian sử dụng.

Trên đây là những vấn đề xoay quanh việc thiết kế bếp dưới gầm cầu thang. Hi vọng những thông tin được bật mí trong bài viết sẽ giúp bạn có những phương án thiết kế bếp dưới cầu thang chính xác nhất.