Tìm hiểu về bông thủy tinh – Sợi thủy tinh có độc hại không?

Sợi thủy tinh có độc hại không? Sử dụng bông thủy tinh có độc hại không? Tư vấn có nên sử dụng vật liệu sợi bông thủy tinh trong xây dựng không.
Bông thủy tinh được cấu tạo từ các sợi thủy tinh có tính tổng hợp, thường được sử dụng làm vật liệu cách âm, cách nhiệt, chống cháy,… Tuy nhiên, rất nhiều người đặt ra câu hỏi: “Sợi thủy tinh có độc hại không? Có gây ung thư da không?” vì trong quá trình sử dụng hoặc tháo dỡ, các sợi thủy tinh có khả năng khuếch tán mạnh trong môi trường không khí.
Nếu bạn vẫn chưa tìm được lời giải đáp cho câu hỏi trên, có thể tham khảo bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.
1. Tìm hiểu về bông thủy tinh
Bông thủy tinh có kết cấu từ những sợi thủy tinh tổng hợp. Những sợi này là chứa silicat canxi hoặc aluminum và một lượng nhỏ các oxit làm từ kim loại khác, thuộc nhóm vật liệu vô cơ.

Sợi thủy tinh không có kết cấu phân tử thạch anh, do đó, chúng không giống với các loại sợi vô cơ tự nhiên như amiăng. Sợi bông thủy tinh thường được làm vật liệu những công trình xây dựng để cách âm, cách nhiệt, chống cháy,…
2. Sợi bông thủy tinh có độc hại không?
Trong quá trình sản xuất hoặc tháo dỡ, các sợi bông thủy tinh có trọng lượng nhẹ thường bay lơ lửng trên không trung. Loại sợi này khiến người tiếp xúc trực tiếp có thể bị kích ứng da, được gọi là chứng “ngứa do sợi thủy tinh”.
Theo đó, sợi thủy tinh còn ảnh hưởng tới đường hô hấp ở họng, các phần ở phổi và trên mũi, gây ra tắc mũi, đau họng và ho.

Những triệu chứng này không kéo dài lâu mà sẽ biến mất sau một thời gian. Do đó, đa phần những người bị nhiễm bông sợi thủy tinh thường không bị ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Hiện chưa xuất hiện một trường hợp cụ thể nào chứng minh bông thủy tinh gây ung thư da. Vậy nên, so với những chất hóa học độc hại khác, loại bông này không quá nguy hiểm đến tính mạng của con người.
Những nhà nghiên cứu khuyến cáo công nhân sản xuất bông thủy tinh phải có thiết bị bảo hộ để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Tuy chưa có bệnh lý nghiêm trọng do sợi thủy tinh gây ra, song việc thường xuyên tiếp xúc trong thời gian dài cũng sẽ tác động không nhỏ đến sức khỏe con người.
3. Đối tượng nào dễ phơi nhiễm bông thủy tinh?
+ Đối tượng tham gia trực tiếp vào quá trình lắp đặt, sản xuất bông thủy tinh: Kỹ sư, công nhân, nhân viên giám sát công trình, kỹ thuật viên,…
+ Đối tượng thường xuyên cắt và đụng tay trực tiếp vào bông thủy tinh.
+ Người sử dụng loa nghe nhạc có gắn bông thủy tinh với công suất lớn khiến sợi bông bay ra.

4. Cách phòng tránh phơi nhiễm và cách khắc phục khi dính phải sợi thủy tinh
a) Phương pháp phòng tránh phơi nhiễm bông thủy tinh
+ Tránh đặt bông ở hướng gió thổi.
+ Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi sản xuất hoặc tháo dỡ như: Găng tay, kính mắt, quần áo bảo hộ và đồ dự phòng nếu chẳng may có bông dính vào.
b) Cách xử lý khi nhiễm sợi thủy tinh
+ Dùng băng dính để loại bỏ những sợi bông thủy tinh dính trên quần áo, thiết bị bảo hộ,…
+ Gắp các sợi bông dính trên cơ thể ra bằng nhíp. Sau khi loại bỏ được các sợi bông trên da, cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đó bằng vòi nước xối mạnh để đảm bảo rửa trôi toàn bộ sợi bông.

Từ đây, câu trả lời cho thắc mắc: “Bông thủy tính có độc hại không?” chắc chắn là có. Tuy nhiên, chúng lại không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.
Hy vọng bài viết trên đây đã đem đến cho bạn những kiến thức cần thiết về bông thủy tinh để có được lựa chọn và phương pháp phòng tránh an toàn.
Phương Nguyễn
Nguồn: nhadatmoi.net