Quy định thủ tục chia thừa kế đất khi chưa có sổ đỏ mới nhất

Chia thừa kế đất chưa có sổ đỏ hiện đang là hiện trạng diễn ra khá nhiều và phổ biến ở nước ta hiện nay. Việc chưa được cấp sổ đỏ sẽ gây nên nhiều khó khăn trong việc phân chia thừa kế. Để giúp bạn hiểu rõ hơn về quy định về thủ tục chia thừa kế đất, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây, mời bạn đọc tham khảo.
I. Có được phân chia thừa kế khi không có sổ đỏ không?
Theo như quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, được quyền để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo như quy định của pháp luật.
Nếu như tài sản để thừa kế là quyền sử dụng đất thì người để lại di sản ngoài việc tuân theo quy định của Bộ Luật Dân Sự 2015 về thừa kế còn phải tuân thủ theo quy định của pháp luật về đất đai.
Người được để lại thừa kế là quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc đã đủ điều kiện được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, thửa đất để chia thừa kế phải đáp ứng được các điều kiện: Đất không bị tranh chấp; Đất vẫn nằm trong thời hạn sử dụng; Quyền sử dụng đất không bị tiến hành kê biên để đảm bảo thi hành án.

Tại khoản 1 điều 100 Luật đất đai năm 2013 quy định các hộ gia đình, cá nhân khi sử dụng đất ổn định lâu dài có một trong các loại giấy tờ thuộc điều khoản này thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, nếu người sử dụng đất không có các loại giấy tờ được quy định tại điều 100 Luật Đất Đai 2013 nhưng có các loại giấy tờ quy định tại điều 18 Nghị Định 43/2014/NĐ-GP cũng sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
II. Hướng dẫn cách phân chia thừa kế đất khi chưa có sổ đỏ
Theo quy định về pháp luật hiện hành ở nước ta thì quyền sử dụng đất đối với đất chưa có sổ đỏ được xem là di sản thừa kế. Theo Bộ luật dân sự 2015, thừa kế được phân chia theo di chúc hoặc phân chia theo pháp luật.
1. Đối với thừa kế theo di chúc
Di chúc là sự thể hiện về ý chí của một người nhằm để lại tài sản của mình cho người khác sau khi mất đi. Di chúc hợp pháp có thể lập bằng miệng hoặc về văn bản tùy vào từng điều kiện hay trường hợp cụ thể.
Một di chúc được công nhận là hợp pháp phải tuân theo các quy định sau đây:
- Người làm di chúc phải còn sáng suốt, minh mẫn, không bị đe dọa hay cưỡng ép.
- Nội dung của di chúc không vi phạm vào các điều cấm của luật, không được phép trái với đạo đức xã hội.
- Hình thức của di chúc không được phép trái với quy định của pháp luật

2. Chia thừa kế theo pháp luật
Một trong những căn cứ quan trọng trong việc phân chia tài sản thừa kế là xác minh hàng thừa kế. Theo quy định tại điều 651 Bộ Luật Dân Sự 2015 quy định hàng thừa kế của pháp luật được xác định như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất sẽ gồm: Vợ, chồng, cha -mẹ đẻ, cha – mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh -chị – em ruột của người mất, cháu ruột của người mất mà người mất là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế ở cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế khi mà tất cả những người ở hàng thừa kế trước đó đã mất, không được quyền hưởng di sản hoặc từ chối không nhận di sản.
III. Thủ tục thừa kế đất khi chưa có sổ đỏ
1. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất chưa có sổ đỏ
1.1.Hồ sơ chuẩn bị gồm có
- Bản sao sơ yếu lý lịch của người nhận di sản thừa kế
- Bản sao hộ chiếu hoặc CMND, hộ khẩu của những người chết và của người đi khai nhận
- Hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền
- Bản sao giấy chứng tử của người chết
- Bản sao di chúc nếu có để lại
- Các loại giấy tờ chứng minh mối quan hệ của người thừa kế và người chết
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản, di sản thừa kế

1.2. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế không có giấy tờ
Bước 1: Người thừa kế hoặc người ủy quyền đến văn phòng công chứng và hộp hồ sơ.
Bước 2: Nếu hồ sơ đầy đủ, xác nhận được việc người để lại di sản đúng là có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất và người đi công chứng đúng là người được hưởng di sản. Văn phòng công chứng sẽ thụ lý và công chứng vào văn bản khai nhận di sản. Trường hợp thấy căn cứ chưa rõ, hoặc chưa đủ pháp luật sẽ từ chối công chứng.
Bước 3: Việc thụ lý sẽ được thực hiện trong 15 ngày, văn phòng công chứng sẽ thực hiện gửi đến trụ sở UBND xã nơi có bất động sản thừa kế để thực hiện bản niêm yết thừa kế. Sau 15 ngày nếu như không có đơn khiếu nại thì văn phòng công chứng ký kết giấy chứng nhận văn bản thừa kế.
2. Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với người thừa kế
Người thừa kế sẽ tiến hành làm thủ tục tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện.
Hồ sơ gồm có:
- Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế
- Văn bản khai nhận di sản công chứng
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc của mảnh đất
- Giấy tờ khác như chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của những người có liên quan.
Sau khi hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sẽ thông báo người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài chính và nhận giấy chứng nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, đối với người thừa kế sẽ được miễn tiền phí trước bạ, thuế thu nhập cá nhân. Khi kê khai thực hiện nghĩa vụ tài chính chỉ cần mang theo văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn luật liên quan tới thủ tục chia thừa kế khi chưa có sổ đỏ. Nhà Đất Mới hy vọng thông qua chia sẻ này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về thủ tục quan trọng này. Chúc bạn thành công.