Những vấn đề cần lưu ý trong Luật Nhà ở mới nhất

Luật nhà ở mới nhất là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, cũng như người kinh doanh bất động sản.
Những vấn đề cần lưu ý trong luật nhà ở mới nhất là gì? Hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu kỹ hơn về văn bản pháp luật này dưới bài viết sau đây.
1. Luật nhà ở mới nhất
Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực vào ngày 01 tháng 7 năm 2015, quy định các vấn đề sở hữu, phát triển, giao dịch, quản lý,… liên quan đến nhà ở.
Bên cạnh Luật Nhà ở 2014, Nhà nước còn ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành. Những văn bản này giúp người dân hiểu, thực hiện và áp dụng luật một cách đúng đắn.
Đây cũng là cơ sở giúp các cơ quan chức năng quản lý đúng theo quy định chung trong Luật Nhà ở 2014, bao gồm:
- Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở và Thông tư 19/2016/TT-BXD hướng dẫn thực hiện Luật Nhà ở.
- Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở có hiệu lực 15/5/2019.

2. Những vấn đề cần lưu ý trong luật nhà ở
2.1. Phạm vi điều chỉnh
Phạm vị điều chỉnh Luật Nhà ở 2014 bao gồm:
- Giao dịch về nhà ở.
- Nhà ở tại Việt Nam chịu sự quản lý của Nhà nước.
- Quy định về sở hữu, quản lý, phát triển, sử dụng nhà ở.
- Thực hiện theo đúng quy định của pháp luật đối với giao dịch mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở thương mại của các doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản.
2.2. Đối tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng Luật nhà ở 2014 gồm các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sở hữu, liên quan đến bất động sản nhà ở.
Do tính chất, luật này không có đối tượng ngoại lệ so với các luật khác.
2.3. Những giao dịch về nhà ở không bắt buộc có Sổ đỏ
Có 6 trường hợp giao dịch về nhà ở không bắt buộc phải có Sổ đỏ, gồm:
– Cá nhân, tổ chức tặng nhà ở cho nhà tình thương, nhà tình nghĩa.
– Mua bán nhà ở được xây dựng trong tương lai.
– Ủy quyền quản lý nhà ở, cho thuê, cho ở nhờ, cho mượn.
– Mua bán, thuê nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư không thuộc sở hữu Nhà nước; Mua bán, thuê nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước.
– Nhà ở từ việc nhận thừa kế.
– Hợp đồng chuyển nhượng nhà ở thương mại thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở. Gồm cả trường hợp chưa nộp hồ sơ đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với nhà ở đó, nhưng đã nhận bàn giao nhà ở từ chủ đầu tư.
2.4. Luật Nhà ở chung cư
Cá nhân, tổ chức thi công xây dựng nhà ở chung cư phải có bảo hành ít nhất 60 tháng kể từ ngày bàn giao sử dụng.
Nội dung bảo hành nhà bao gồm khắc phục, sửa chữa các hư hỏng về khung, dầm, cột, sàn, trần, tường, mái, cầu thang bộ, sân thượng, các phần ốp, trát, hệ thống cung cấp chất đốt và điện sinh hoạt,…
Chung cư có một hoặc nhiều chủ sở hữu, nhưng có dưới 20 căn hộ, cần bàn bạc, thống nhất quyết định có nên thành lập Ban quản trị nhà chung cư.
Đối với chung cư có nhiều chủ sở hữu, trên 20 căn hộ, bắt buộc phải thành lập Ban quản trị nhà.
Ban quản trị có nhiệm vụ nhắc nhở, đôn đốc người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện quy chế, nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư…
Trên đây là toàn bộ vấn đề cần lưu ý trong Luật Nhà ở mới nhất. Hy vọng bài viết đã đem lại những thông tin hữu ích cho các nhà đầu tư, người kinh doanh bất động sản nhà ở.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà Đất Mới để cập nhật thêm nhiều tin tức bất động sản.