Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng, điều kiện mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội là căn hộ thuộc quản lý và sở hữu của Nhà nước vậy nhà ở xã hội có được mua bán không, đối tượng nào đủ điều kiện mua nhà ở xã hội?
Hôm nay, Bất Động Sản Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ cho các bạn nắm rõ hơn. Mời các bạn tham khảo!
1. Nhà ở xã hội là gì?
Không mấy người hiểu rõ về nhà ở xã hội nếu không tìm hiểu thật kỹ càng. Vậy nhà ở xã hội là gì? Có thể hiểu rằng, nhà ở xã hội thuộc quyền sở hữu và chịu sự quản lý của các cơ quan Nhà nước. Đây là công trình do các tổ chức phi lợi nhuận đầu tư xây dựng với mục đích an sinh xã hội. Loại hình này nhà này chỉ được cung cấp cho một số đối tượng đặc biệt. Được ưu tiên trong xã hội.
Những đối tượng này có thể là người thu nhập thấp, bấp bênh. Hay những công chức Nhà nước chưa có nơi ở ổn định. Họ sẽ được thuê lại hoặc được ở trong các căn nhà này với giá rẻ hơn so với thị trường thực tế.

2. Điều kiện cần để được thuê/mua nhà ở xã hội là gì?
Điều kiện để mua nhà ở xã hội là gì, có khó không? Theo quy định, để được mua nhà ở xã hội:
- Người mua phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội đang bán. Nếu không có đăng ký thường trú thì phải có sổ đăng ký tạm trú từ một năm trở lên.
- Chưa có nhà ở hay thuê mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
- Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà/đất dù là hình thức nào.
- Đã có nhà ở thuộc sở hữu của cá nhân nhưng diện tích bình quân đầu người trong gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu hoặc nhà hư hỏng.
- Thu nhập sau khi giảm trừ dưới 9 triệu đồng.
- Mức thu nhập bình quân hàng tháng không vượt quá 5 lần tổng số tiền thuê nhà phải trả (nhà tối đa 70m2/sàn) và không thấp hơn 4 lần số tiền thuê nhà phải trả hàng tháng (tối thiểu 30m2/sàn).
- Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo phải có sổ hộ nghèo hoặc cận nghèo.

3. Đặc điểm nhà ở xã hội là gì?
Đối với đô thị I, II, III, IV, V và đô thị đặc biệt, nhà ở xã hội không quá 6 tầng.
Diện tích mỗi căn tối thiểu là 30m2/sàn và tối đa là 70m2/sàn.
Các tiêu chuẩn về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo theo quy định của mỗi loại đô thị.
4. Đối tượng được thuê/mua nhà ở xã hội
Tại Điều 49 Luật Nhà ở 2014, đối tượng được thuê – mua nhà ở xã hội bao gồm:
- Người có công với Cách mạng
- Người thu nhập thấp, hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn và thành thị.
- Cán bộ công/viên chức, sĩ quan, quân nhân thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.
- Công nhân làm việc tại các khu công nghiệp.
- Các đối tượng theo quy định phải trả lại nhà công vụ nhưng còn nhiều khó khăn về vấn đề nhà ở.

5. Thời hạn sử dụng Nhà ở xã hội
Sau khi đã hiểu rõ về nhà ở xã hội là gì cũng như điều kiện để thuê, mua nhà ở xã hội, chắc hẳn bạn sẽ quan tâm đến thời hạn sử dụng nhà ở xã hội. Thời hạn sử dụng Nhà ở xã hội được quy định dựa trên đối tượng sở hữu Nhà ở tại Điều 7 luật Nhà ở năm 2014. Theo đó, người nước ngoài chỉ được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong các giao dịch hợp đồng. Nhưng thời gian không quá 50 năm kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận.
Nếu người nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam hoặc kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì sẽ chuyển sang hình thức nhà ở lâu dài theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Nhà ở.
Như vậy là thời hạn sử dụng nhà ở xã hội tối thiểu là 50 năm. Tối đa là lâu dài.

Trên đây là định nghĩa nhà ở xã hội là gì và các thông tin liên quan tới nhà ở xã hội. Nếu bạn thuộc diện được hỗ trợ hoặc muốn đầu tư vào loại hình này có thể cân nhắc và tìm hiểu kỹ hơn để có quyết định chính xác. Nếu thấy bài viết hữu ích, đừng ngại cho chúng tôi 1 like và chia sẻ để được nhiều người biết đến hơn nhé.
Ngoài ra, tại chuyên mục KIẾN THỨC BẤT ĐỘNG SẢN của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản. Hãy tham khảo ngay nhé.
Nguồn: Nhadatmoi.net