Ngày trái đất là ngày nào? Tổ chức nhằm mục đích gì?
Ngày trái đất được chọn là ngày để nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên đối với con người. Vậy ngày trái đất là ngày nào? Ý nghĩa của ngày này ra sao? Mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết dưới đây.
1. Ngày trái đất là ngày nào?
Ngày trái đất được khởi xướng bởi nghị sĩ Hoa Kỳ Gaylord Nelson, với hình thức như là một cuộc hội thảo về môi trường. Được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 22/4/1970.
Ngày trái đất được điều phối toàn cầu bởi mạng Mạng Ngày Trái Đất (Earth Day Network) và được tổ chức hằng năm ở hơn 192 quốc gia.

Vào năm 2009, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố ngày 22/4 là ngày Quốc tế Mẹ Trái Đất (International Mother Earth Day).
Ngày trái đất đầu tiên có sự tham gia và ủng hộ của hai nghìn trường đại học và cao đẳng. Sự ủng hộ của 10 nghìn trường tiểu học và cấp hai, cùng với hàng trăm cộng đồng ở khắp nước Mỹ.
2. Ngày trái đất được tổ chức nhằm mục đích gì?
Ngày trái đất được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức và giá trị của môi trường tự nhiên, của trái đất với con người. Trong ngày trái đất, mọi người sẽ cùng gác lại những công việc hằng ngày, những lo lắng muộn phiền để cùng suy nghĩ và hành động cho thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.

Trong ngày này, cùng sự chung tay góp sức của các tổ chức, các cơ quan trong chính phủ và phi chính phủ, sẽ cùng kêu gọi các hoạt động bảo vệ môi trường. Mọi người sẽ cùng nhau trồng cây xanh, thu gom rác thải, bảo vệ môi trường sống xanh sạch đẹp…
Tại nhiều quốc gia, ngày trái đất còn là hoạt động không chỉ diễn ra trong một ngày mà còn trọn vẹn cả tuần.
3. Những lời khuyên cho ngày trái đất
Ngày trái đất được tổ chức vào ngày 22/4 hàng năm. Những lời khuyên trong ngày trái đất không chỉ thực hiện trong ngày này mà còn có thể áp dụng ở tất cả các ngày khác. Vậy những lời khuyên đó là gì? Bạn hãy tìm hiểu ở nội dung sau đây nhé:
3.1. Tắt đèn khi không sử dụng
Điện là nguồn tài nguyên có hạn, do đó chúng ta cần phải tiết kiệm. Việc sản xuất điện hiện chỉ dựa nhiều vào thủy điện, các phương pháp sản xuất khác gây ô nhiễm thêm cho môi trường. Vậy nên, bạn hãy tắt đèn khỉ ra khỏi nhà.
3.2. Bảo vệ không khí
Chúng ta cần phải chung tay bảo vệ không khí, nên dùng các phương tiện công cộng, đi xe đạp hay đi bộ. Hạn chế sử dụng các phương tiện khí thải như xe ô tô, xe máy…

3.3. Tiết kiệm nước
Nước sạch trong những khu đô thị ngày càng bị cạn kiệt vì rác thải gây ô nhiễm nguồn nước. Bạn hãy sử dụng tiết kiệm nước bởi vì nước cũng là nguồn tài nguyên vô giá.
3.4. Trồng thêm cây xanh
Cây xanh giúp bảo vệ môi trường, cây xanh giúp hút khí CO2 và cung cấp O2, ngăn giữ các chất khí bụi độc hại. Vùng ngoại thành, đồi núi trồng cây xanh giúp chống xói mòn, điều hòa mực nước ngầm. Đối với đô thị, cây xanh giúp bảo vệ không khí, tăng giá trị thẩm mỹ của các công trình kiến trúc.

3.5. Ăn các loại thực phẩm từ thực vật thay cho thực phẩm từ động vật
Sử dụng những thực phẩm từ thực vật vừa tốt cho sức khỏe vừa bảo vệ môi trường.
3.6. Phân loại rác thải
Rác thải sẽ trở thành nguồn tài nguyên nếu như biết tái chế đúng cách. Do đó, rác thải cần phải có quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý khoa học. Cần phân loại thành rác hữu cơ, rác vô cơ và rác tái chế riêng biệt.
Mỗi người nên tự ý thức phân loại rác tại các hộ gia đình. Điều đó sẽ giúp bảo vệ môi trường sống.

3.7. Dùng túi vải thay túi nilon
Túi nilon rất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên. Quá trình phân hủy có thể kéo dài từ 500 đến 1000 năm nếu không bị tác động. Túi nilon sẽ làm thay đổi đặc tính của đất, làm đất không giữ được nước, dinh dưỡng… Do đó, hãy sử dụng túi vải thay túi nilon ngay từ bây giờ.
3.8. Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo
Nếu có điều kiện bạn hãy sử dụng nguồn năng lượng tái tạo như gió năng lượng mặt trời, địa nhiệt, nhiên liệu sinh học…
3.9. Tắt máy khi chờ đèn đỏ đến 25 giây
Khi đứng đợi đèn đỏ từ 25 giây trở đi bạn hãy tắt máy. Điều này sẽ giúp giảm đi năng lượng khí thải phát ra, đồng thời giúp tiết kiệm năng lượng cho chính những chiếc xe của mình.

3.10. Dùng khăn ăn thay giấy ăn
Theo tính toán trung bình, mỗi người sẽ sử dụng khoảng 6 tờ giấy ăn và 2.200 tờ trong vòng 1 năm. Con số này sẽ nhân lên rất nhiều nếu tất cả mọi người đều sử dụng như vậy, điều này sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới môi trường.
Như vậy, Nhà Đất Mới đã trả lời giúp bạn ngày trái đất là ngày nào và những thông tin bổ ích liên quan. Bạn đọc hãy cùng chung tay với mọi người để bảo vệ môi trường sống nhé.
Nguồn : Nhadatmoi.net