Những món ăn Tết Đoan Ngọ không thể thiếu cho cả 3 miền là gì?

Món ăn Tết Đoan Ngọ không còn xa lạ với người dân Việt trong ngày 5/5 âm lịch. Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền sẽ có các món ăn trong ngày 5 5 khác nhau. Vậy ẩm thực Tết Đoan Ngọ trên toàn quốc như thế nào? Các bạn hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.
1. Cơm rượu nếp
Món ăn Tết Đoan Ngọ được nhắc đến đầu tiên là cơm rượu nếp. Đây là món ăn mùng 5 tháng 5 xuất hiện cả ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
Theo quan niệm dân gian, mỗi người sẽ ăn cơm rượu nếp ngay sau khi thức dậy buổi sáng nhằm mục đích tiêu diệt những loài vi khuẩn, ký sinh trùng trong cơ thể. Lý do là vì cơm rượu nếp có vị cay nồng, có thể khiến các vi khuẩn, ký sinh trùng bị tiêu diệt.

Mỗi vùng miền sẽ có cách chọn loại nếp và ủ cơm rượu nếp khác nhau. Điển hình là miền Bắc sẽ sử dụng nếp cẩm để hạt tơi, miền Trung nén thành khối và miền Nam thì vo tròn và ăn kèm với xôi vò.
2. Bánh tro (bánh ú)
Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn bánh tro là thắc mắc của không ít bạn trẻ tại một số tỉnh miền Bắc, vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ khi thưởng thức món ăn này vào ngày Tết. Bánh tro có nhiều tên gọi do văn hóa đa dạng của vùng miền như bánh ú, bánh gio,…
Người xưa cho rằng, tháng 5 âm lịch là thời điểm mùa hè nóng bức, dễ sinh bệnh nhất nên các món ăn ngày Tết Đoan Ngọ phải có tác dụng dễ tiêu, giải nhiệt. Bánh tro có vị ngai ngái nồng của nước tro, thanh mát, màu nâu trong.
Nếu như bánh tro của người miền Bắc thuôn dài, màu nâu trong, khi ăn sẽ chấm với mật thì bánh tro của người miền Nam (bánh ú nước tro) có hình chóp tam giác nhỏ nhắn, có nhân đậu xanh bên trong.
3. Bánh xèo

Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn bánh xèo? Đây là món ăn đặc trưng của người miền Tây vào ngày mùng 5 tháng 5 lịch ta. Với người miền Tây, dẫu có buôn bán, làm ăn xa thì họ vẫn cố gắng thu xếp trở về với gia đình để đổ bánh xèo bởi họ cho rằng Tết Đoan Ngọ cũng như Tết Nguyên Đán vậy.
4. Thịt vịt
Món ăn Tết Đoan Ngọ không thể không xuất hiện trên mâm cúng của người miền Trung là thịt vịt. Kể cả người dân có quan niệm kiêng ăn thịt vịt đầu tháng thì riêng trong Tết Đoan Ngọ lại khác.
Theo đó, mọi người cho rằng Tết Đoan Ngọ dương khí mạnh nên ăn thịt vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể. Ngoài ra, đây là thời điểm vịt béo ngậy, thơm ngon, không có mùi hôi nữa.
5. Chè kê
Ăn Tết Đoan Ngọ của người miền Trung (nhất là người Huế) chắc chắn phải nói đến chè kê. Đây là món ăn vô cùng phổ biến. Những hạt kê mẩy tròn sau khi được xay cho tróc vỏ, ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt, bỏ thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ.

6. Chè trôi nước
Chè trôi nước thường xuất hiện ở mâm cúng của người miền Bắc vào ngày 3/3 âm lịch hay còn gọi là Tết Hàn Thực. Nhưng với người miền Nam họ sẽ ăn chè trôi nước vào Tết Đoan Ngọ.
Chè trôi nước miền Nam được làm từ bột nếp, nhân đậu xanh ăn kèm với nước cốt dừa. Món ăn này theo quan niệm dân gian có thể diệt sâu bọ rất tốt do làm từ gạo nếp.
7. Tết Đoan Ngọ ăn quả gì?
Mùng 5 tháng 5 ăn gì ngoài bánh, cơm rượu nếp, chè, hiển nhiên không thể thiếu trái cây. Trái cây để dâng cúng trong ngày Tết Đoan Ngọ ở ba miền có sự khác biệt. Với miền Bắc đó là trái mận Bắc, vải thiều,… Người miền Nam lại chọn chôm chôm.

Như vậy, Nhà Đất Mới vừa cùng các bạn đi khám phá các món ăn Tết Đoan Ngọ không thể thiếu cho từng vùng miền. Hi vọng, bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ hơn để sắp xếp, chuẩn bị mâm cúng lễ Tết Đoan Ngọ đầy đủ và trọn vẹn, dâng lên các bậc Tổ tiên.
Nguồn: nhadatmoi.net