Mệnh Mộc là gì, sinh năm bao nhiêu, hợp mệnh gì? Chia sẻ những cẩm nang phong thủy cho người mệnh Mộc gặp nhiều may mắn, làm ăn thuận lợi.
Mệnh Mộc là một trong năm yếu tố cấu thành nên vạn vật tự nhiên dựa theo thuyết ngũ hành. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu mệnh Mộc là gì thì hãy cùng tìm hiểu nội dung bài chia sẻ dưới đây.
I. Mệnh Mộc là gì? Các loại mệnh Mộc
Trong ngũ hành tương sinh, tương khắc, mạng Mộc là một trong năm ngũ hành. Mệnh Mộc tượng trưng cho cây cối, biểu thị sự sống trên trái đất. Hay nói chi tiết hơn mệnh Mộc chính là chỉ về mùa xuân, là biểu tượng cho sự sống mãnh liệt, dồi dào của cỏ cây hoa lá. Mộc có thể là một cây đại thụ cứng rắn hiên ngang, cũng có thể chỉ mềm dẻo và nhẹ nhàng như một cây cỏ ven đường.
Mệnh Mộc sẽ gồm các loại mệnh Mộc sau:
- Tang Đố Mộc (Cây dâu tằm)
- Tùng Bách Mộc (Cây tùng già)
- Đại Lâm Mộc (Cây trong rừng)
- Dương Liễu Mộc (Cây dương liễu)
- Thạch Lựu Mộc (Cây thạch lựu)
- Bình Địa Mộc (Cây đồng bằng)

II. Phong thủy cho người mệnh Mộc
1. Người mệnh Mộc sinh năm nào?
Dưới đây sẽ là năm sinh thuộc mệnh Mộc
- Nhâm Ngọ – 1942, 2002
- Kỷ Hợi – 1959, 2019
- Mậu Thìn – 1988, 1928
- Quý Mùi – 1943, 2003
- Nhâm Tý – 1972, 2032
- Kỷ Tỵ – 1989, 1929
- Canh Dần – 1950, 2010
- Quý Sửu – 1973, 2033
- Tân Mão – 1951, 2011
- Canh Thân – 1980, 2040
- Mậu Tuất – 1958, 2018
- Tân Dậu – 1981, 2041
2. Người mệnh Mộc sinh vào mùa nào tốt nhất?
Với những người mệnh Mộc nếu được mùa sinh, cuộc sống sẽ an nhàn và hạnh phúc. Ngược lại, nếu mùa sinh không hợp mệnh, cuộc sống sẽ khó khăn và vất vả hơn.

2.1. Mùa xuân
Người mệnh Mộc sinh vào mùa xuân được coi là rất hợp mùa sinh, mệnh rất vượng. Khi người mệnh Mộc sinh vào mùa xuân sẽ được thời lệnh, cát khí che chở, phúc khí bủa vây, sức khỏe dồi dào.
Mà mùa xuân lại là mùa của mệnh Mộc. Do đó, vượng khí sẽ vô cùng tốt, giúp cho người mệnh Mộc có được cuộc sống hạnh phúc, gặp nhiều may mắn và thành công.
2.2. Mùa hạ
Mùa hạ thuộc ngũ hành Hỏa. Mà theo ngũ hành tương sinh, Mộc sinh Hỏa, vì Mộc sinh xuất cho Hỏa thế sẽ khiến cho mệnh Mộc bị tiêu hao, vận khí không tốt. Nếu người mệnh Mộc sinh vào mùa này sẽ không được tốt và thuận lợi như mùa xuân.
2.3. Mùa thu
Mùa thu là mùa đại diện của mệnh Kim. Mà theo ngũ hành tương khắc, mệnh Kim khắc Mộc. Sự chế át của mệnh Kim khiến cho mệnh Mộc chịu ảnh hưởng rất lớn. Kim vượng khiến Mộc suy, điều này khiến cho người mệnh Mộc sức khỏe suy giảm. Có thể nói người mệnh Mộc sinh vào mùa thu là kém may mắn nhất.
2.4. Mùa đông
Mùa đông là màu của mệnh Thủy. Theo ngũ hành tương sinh, Thủy sinh Mộc. Thủy cung cấp nước của mình cho hành Mộc, để hành Mộc sinh sôi và phát triển. Tuy nhiên, mùa đông lại là mùa tiết trời lạnh lẽo. Thủy mang hàn khí khiến cho nhiều loài cây khó có thể phát triển. Do đó, mệnh Mộc cần phải tích lũy sức lực để chờ thời cơ vượt phát. Người mệnh Mộc sinh vào mùa đông là những người có tài trí, nhưng cần phải chờ thời cơ, không được vội vàng.
3. Đặc điểm tính cách của người mệnh Mộc
Người mệnh Mộc là những người có tính cách ngay thẳng, họ nhiệt tình, ưa thích khám phá, mạo hiểm. Trong cuộc sống họ lúc nào cũng vạch rõ mục tiêu. Nhìn tổng quan người mệnh Mộc có bản chất lương thiện, trái tim nhân hậu và luôn biết giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, họ cũng có nhược điểm là thiếu sự kiên trì, đôi khi làm việc dễ bị nản.
Dù là nam hay nữ mệnh Mộc cũng đều khéo ăn nói, nhanh nhẹn. Nhưng do những người mệnh Mộc có tính cách thật thà nên nhiều khi dễ tin người, dễ bị người khác lợi dụng.

4. Người mệnh Mộc hợp mệnh nào, khắc mệnh nào?
Trong ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ sẽ có hai mối quan hệ với nhau, đó chính là mối quan hệ tương sinh và tương khắc.
- Mối quan hệ tương khắc: Đây là mối quan hệ tương trưng cho việc một hành này khắc chế, kìm hãm sự phát triển của hành kia.
- Mối quan hệ tương sinh: Là mối quan hệ tương trưng cho việc hành này giúp đỡ, nuôi dưỡng và hỗ trợ hành kia phát triển.

4.1. Ngũ hành tương sinh mệnh Mộc
Trong thuyết ngũ hành, sẽ có 5 mối quan hệ tương sinh như sau:
- Thủy sinh Mộc: Cây cối sinh trưởng và triển được là do nước cung cấp nguồn dinh dưỡng.
- Mộc sinh Hỏa: Khi cây cối bị đốt cháy sẽ sinh ra lửa
- Hỏa sinh Thổ: Sau khi cháy hết, lửa hóa thành tro bụi nhập vào đất
- Thổ sinh Kim: Đất chính là nơi phát sinh, tích tụ của kim loại
- Kim sinh Thủy: Sau khi kim loại bị nóng chảy, sẽ sinh ra Thủy
Vậy nên, từ quy luật tương sinh của ngũ hành ở trên, chúng ta thấy rằng Mộc có thể sinh sôi và phát triển là do Thủy. Nhưng nếu Thủy quá nhiều cũng sẽ khiến cho Mộc bị tiêu vong. Tuy nhiên, mệnh Thủy vẫn được xem là mệnh tương sinh của mệnh Mộc, giúp cho mệnh Mộc lớn mạnh hơn. Ngoài ra, mệnh Mộc còn hợp với mệnh Hỏa và tương hợp với chính bản mệnh của mình.
4.2. Mệnh Mộc khắc mệnh gì?
Tương tự mối quan hệ tương sinh, trong ngũ hành cũng có 5 mối quan hệ tương khắc như sau:
- Kim khắc Mộc: Kim là đại diện cho kim loại và kim loại có thể làm tổn thương tới cây cối.
- Mộc khắc Thổ: Cây cối lấy chất dinh dưỡng từ đất, làm cho đất bị tổn thương và suy thoái.
- Thổ khắc Thủy: Được hiểu là đất có thể cản trở dòng chảy của Thủy
- Thủy khắc Hỏa: Nước có thể dập tắt được lửa
- Hỏa khắc Kim: Lửa sẽ làm cho kim loại biến dạng hoặc tan chảy.
Do đó, chúng ta có thể thấy mệnh Mộc khắc với mệnh Kim và mệnh Thổ. Bởi lẽ, khi Mộc lớn mạnh sẽ hút hết chất dinh dưỡng làm cho Thổ bị khô cằn và suy thoái. Kim đại diện cho kim loại, có thể rèn thành vũ khí và chặt đứt và làm tổn hại đến cây cối.
Tuy nhiên, vẫn có một trường hợp ngoại lệ, nghĩa là có một nạp âm thuộc mệnh Mộc không sợ Kim, đó là Bình Địa Mộc – cây mọc ở đồng bằng. Nạp âm này không sợ Kim mà cần phối hợp với Kim để trở thành các vật dụng có ích như cửa, bàn ghế. Do đó, Bình Đại Mộc được coi là nạp âm mạnh nhất.
Bạn đọc nào còn đang băn khoăn mệnh Mộc nào mạnh nhất thì đó chính là nạp âm Bình Đại Mộc. Còn những nạp âm khác không nên kết hợp với mệnh Kim vì sẽ cản trở việc làm ăn buôn bán, nếu kết duyên vợ chồng có thể dẫn tới đổ vỡ, tán gia bại sản.
5. Màu sắc phong thủy cho người mệnh Mộc
Mệnh Mộc cũng như những mệnh khác cũng có màu hợp và kỵ, để biết cụ thể mệnh Mộc nên sử dụng và không sử dụng màu gì, bạn hãy theo dõi phần dưới đây.

5.1. Người mệnh Mộc hợp màu nào?
Màu đen: Màu rất thích hợp với mệnh Mộc. Nó khiến chúng ta liên tưởng tới sự huyền bí, quyền lực và nghiêm trang.
Màu xanh dương: Đây là màu tượng trưng cho màu của trời, biển rất thích hợp với người mệnh Mộc. Bởi lẽ Thủy sinh Mộc. Màu xanh dương tượng trưng cho tình yêu thương, sự cảm thông, sự sẻ chia chân thành giữa con người với con người.
Màu xanh lá cây: Màu này tượng trưng cho sức mạnh dồi dào, trong lành và phát triển.
Khi sử dụng những gam màu kể trên, người mệnh Mộc sẽ có được nhiều may mắn, sảng khoái, hạnh phúc.

5.2. Màu kỵ với mệnh Mộc
Cụ thể đó là các màu vàng ánh kim, trắng thuộc mệnh Kim. Các màu nâu, vàng của mệnh Thổ. Những màu sẽ mang tới những điều xui xẻo, không may mắn cho người mệnh Mộc.
Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ mệnh Mộc là gì? Hy vọng bài viết của Nhà Đất Mới đã cung cấp tới bạn đọc những thông tin hữu ích. Từ đó, giúp cho bạn đọc hiểu rõ về bản mệnh này nhất, giúp bạn rút ra được những kiến thức quý báu để áp dụng trong cuộc sống.
6. Mệnh Mộc hợp làm nghề gì?
Theo nguyên tắc phong thủy, ngành nghề nào tương sinh cho bản mệnh thì đó là lộc của bản mệnh. Do đó, khi lựa chọn ngành nghề, bạn cũng cần quan tâm tới yếu tố phong thủy. Người mệnh Mộc nên lựa chọn những công việc liên quan tới hành Thủy và hành Mộc. Cụ thể như sau:
- Công việc của hành Mộc: Kinh doanh mặt hàng đồ gỗ, đồ nội thất, cây cảnh, trồng trọt, thiết kế thời trang, bán tạp hóa, thủ công mỹ nghệ, chính trị, nghệ thuật và trông coi thư viện…
- Công việc của hành Thủy: Kinh doanh nước giải khát, quán cafe, kinh doanh cửa hàng hải sản, du lịch, hướng dẫn viên du lịch, diễn viên, giải khát, spa thẩm mỹ, văn phòng tư vấn…
Ngoài ra, tại chuyên mục PHONG THỦY của chúng tôi cũng luôn cập nhập những bài viết tư vấn phong thủy từng tuổi, từng mệnh từ các chuyên gia phong thủy hàng đầu. Hãy tham khảo ngay nhé!
Nguồn : Nhadatmoi.net