Cách viết mẫu đơn xin xác nhận đất đai không tranh chấp đúng quy định

Quy định, cách thức viết mẫu đơn xin xác nhận đất đai không tranh chấp đúng pháp lý.
Mẫu đơn xin xác nhận đất đai và mẫu đơn xác nhận đất không tranh chấp là những văn bản mà cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất gửi đến cơ quan chức năng có thẩm quyền. Việc này nhằm xác định các thông tin về mảnh đất như nguồn gốc sử dụng, tình trạng tranh chấp, diện tích,…
Hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu rõ hơn các mẫu đơn này và cách viết chúng trong bài viết dưới đây.
I. Mẫu đơn xin xác nhận đất đai
1. Các loại mẫu đơn xin xác nhận đất đai
Theo quy định pháp luật, các loại mẫu đơn xin xác nhận đất đai thường xuyên được sử dụng bao gồm:
- Mẫu đơn xin xác nhận đất ở
- Mẫu đơn xin xác nhận đất khai hoang
- Mẫu đơn xin xác nhận nguồn gốc đất
- Mẫu đơn xin xác nhận tình trạng thửa đất
- Mẫu đơn xin xác nhận diện tích đất

2. Nộp đơn xin xác nhận đất đai ở đâu?
Theo khoản 4 Điều 2 Nghị 01/2017/NĐ-CP quy định, cá nhân, tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất nộp đơn xin xác nhận đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có nhiệm vụ:
- Thực hiện đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
- Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp được ủy quyền theo quy định
- Xây dựng, quản lý, cập nhật, đo đạc, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai
- Thống kê, kiểm kê đất đai
- Cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu và thực hiện các dịch vụ khác trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ phù hợp theo quy định của pháp luật

3. Cách viết mẫu đơn xin xác nhận đất đai
Mẫu đơn xin xác nhận đất đai là loại văn bản phải tuân thủ về hình thức và phải có một số nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật. Cụ thể:
- Quốc hiệu, quốc ngữ
- Tên mẫu đơn xin xác nhận đất
- Thông tin người yêu cầu xác nhận đất đai: kê khai đầy đủ thông tin như họ tên, CMND/CCCD, địa chỉ,…
- Thông tin mảnh đất yêu cầu xác nhận: tên người sở hữu, diện tích, vị trí, tình trạng đất,…
- Nội dung và lý do yêu cầu xác nhận: trình bày về hiện trạng đất, lý do vì sao xin xác nhận hiện trạng đất đai
- Tài liệu kèm theo: các tài liệu, giấy tờ chứng minh kèm theo mẫu đơn xin xác nhận đất đai để thuận lợi cho quá trình làm việc cũng như tránh các rủi ro, bất cập về pháp lý sau này
II. Mẫu đơn xác nhận đất không tranh chấp
1. Khái niệm
Mẫu đơn xác nhận đất không tranh chấp là một loại văn bản pháp lý của người sử dụng đất muốn xác nhận đất không có tranh chấp để thực hiện một số thủ tục như xin cấp sổ đỏ, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…

2. Nộp đơn xác nhận đất không tranh chấp ở đâu?
Theo Luật đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định, người sử dụng đất nộp đơn xác nhận đất không tranh chấp tại UBND cấp xã, phường nơi có đất. Và họ sẽ giao văn bản này cho bộ phận địa chính của UBND phường để giải quyết.
3. Nội dung đơn xác nhận đất không tranh chấp
Thông thường, mẫu đơn xác nhận đất không tranh chấp sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:
- Quốc hiệu, tiêu ngữ
- Ngày làm đơn
- Tên đơn
- Kính gửi (là nơi nhận đơn)
- Thông tin người làm đơn (tên, nghề nghiệp, thông tin liên hệ,…)
- Lý do làm đơn
- Chữ ký người làm đơn

Tải Mẫu đơn xác nhận đất không tranh chấp tại đây.
4. Cách viết đơn xác nhận đất không tranh chấp
Cách viết đơn xác nhận đất không tranh chấp được thực hiện như sau:
- Kính gửi: thông tin UBND xã, phường nơi có đất
- Thông tin người làm đơn: kê khai đầy đủ các thông tin như họ tên, số CMND/CCCD, địa chỉ,…
- Lý do làm đơn: trình bày cụ thể lý do như để thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng, sang tên, xin giấy phép xây dựng,…
- Thông tin mảnh đất: vị trí, diện tích, ranh giới, tài sản gắn liền với đất (nếu có)
- Ký và viết rõ họ tên
Trên đây là các thông tin cơ bản về mẫu đơn xin xác nhận đất đai và mẫu đơn xác nhận đất không tranh chấp cũng như cách viết các mẫu đơn này. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với bạn.
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới