Mẫu đơn khởi kiện và yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai năm 2020

Cách làm mẫu đơn yêu khởi kiện, yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật năm 2020.
Với mong muốn giúp cá nhân, hộ gia đình giải quyết được những vấn đề liên quan đến việc tranh chấp nhà cửa, đất đai một cách nhanh chóng và hiệu quả. Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ với bạn mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đang được lưu hành mới nhất hiện nay để bạn có thể tham khảo.
I. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
1. Khái niệm
Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai là loại văn bản được gửi đến tòa án để làm rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ và sử dụng đất đai.

Tính phức tạp của việc tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở việc tranh chấp dân sự mà còn có thể dẫn đến gây mất trật tự xã hội hay các vụ án hình sự.
2. Điều kiện khởi kiện tranh chấp đất đai
Theo Điều 26, Điều 186, Điều 187, Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP, muốn khởi kiện tranh chấp đất đai, người khởi kiện phải có đáp ứng những yêu cầu như sau:
- Người khởi kiện có quyền khởi kiện
- Thuộc thẩm quyền của tòa án theo loại việc
- Tranh chấp chưa được giải quyết
- Phải được hòa giải tại UBND cấp xã
3. Nội dung mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai
Thông thường, một mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất sẽ bao gồm những nội dung:
- Tên tòa án nhận đơn khởi kiện
- Thông tin người khởi kiện, người bị kiện và người có quyền và lợi ích được bảo vệ: họ tên, địa chỉ, CMND/CCCD,…
- Nội dung khởi kiện
- Họ tên người làm chứng (nếu có)
- Những chứng cứ, tài liệu kèm theo
Xem thêm: Trình tự, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai

Tải Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tại đây.
II. Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất
1. Khái niệm
Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai là văn bản yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp về đất đai cũng như làm rõ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ và sử dụng đất đai.
2. Nội dung mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Một mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai sẽ bao gồm những nội dung cơ bản như:
- Tên cơ quan có thẩm quyền
- Thông tin người làm đơn: họ tên, CMND/CCCD, địa chỉ,…
- Nội dung vụ việc tranh chấp
- Lời cam kết
- Chữ ký người làm đơn

Tải Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất tại đây.
3. Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai?
Theo quy định của pháp luật, UBND các cấp là người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.
Trong trường hợp, UBND các cấp không giải quyết được tranh chấp đất đai thì người có thẩm quyền giải quyết sẽ là:
- Đương sự là cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư: thẩm quyền giải quyết lần một là Chủ tịch UBND cấp huyện, thẩm quyền giải quyết lần hai là Chủ tịch UBND cấp tỉnh
- Đương sự là tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cơ sở tôn giáo: thẩm quyền giải quyết lần một là Chủ tịch UBND cấp tỉnh, thẩm quyền giải quyết lần hai là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Tòa án nhân dân sẽ có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai với các trường hợp:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận (sổ đỏ, sổ hồng) hoặc có một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có các loại giấy tờ nêu trên thì đương sự có quyền lựa chọn khởi kiện tại tòa án mà không cần giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền
- Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

4. Án phí khi đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
STT |
Án phí dân sự sơ thẩm |
Mức án phí |
1 |
Tranh chấp về dân sự (gồm cả đất đai) không có giá ngạch |
300,000 đồng |
2 |
Đối với tranh chấp về dân sự có giá ngạch |
|
2.1 |
Từ 06 triệu đồng trở xuống |
300,000 đồng |
2.2 |
Từ 06 – 400 triệu đồng |
5% giá trị tài sản có tranh chấp |
2.3 |
Từ 400 – 800 triệu đồng |
20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng |
2.4 |
Từ 800 triệu – 02 tỷ đồng |
36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng |
2.5 |
Từ 02 – 04 tỷ đồng |
72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng |
2.6 |
Từ trên 04 tỷ đồng |
112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng |
Trên đây là những kiến thức cơ bản về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai và mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đang được lưu hành hiện nay. Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã có các thông tin về 2 mẫu đơn này để có thể tránh được những rắc rối, bất cập trong quá trình khởi kiện.
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới