Mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?

Chia sẻ cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đầy đủ nhất.
Ngày 23 tháng Chạp (23/12 Âm lịch) hàng năm là ngày đưa ông Táo về trời theo phong tục dân gian nhằm mục đích cầu 1 năm mới hạnh phúc, ấm no. Mâm cúng ông Táo là một phần không thể thiếu trong lễ cúng ông Táo. Tuy nhiên, mâm cúng ông Táo gồm những gì thì không phải ai cũng biết rõ. Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới để biết được cách chuẩn bị mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp đầy đủ, chính xác nhất.
I. Mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp gồm những gì?
Mâm lễ cúng ông Táo 23 tháng Chạp về chầu trời đủ đầy sẽ là hiện thân của ước muốn một năm mới gia đình sung túc. Theo quan niệm dân gian, phương tiện đi lại của các Táo từ hạ giới lên chầu trời là cá chép. Vì vậy, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép đỏ sống để bơi trong chậu nước với quan niệm “cá chép hóa rồng” đưa các Táo về trời. Những con cá chép này sau khi làm lễ sẽ được thả (phóng sinh) ra các ao hồ hoặc sông.
Về mâm cơm cúng ông Táo 23 tháng Chạp, không cần quá cầu kỳ, tùy theo điều kiện gia cảnh mà gia chủ có thể chuẩn bị, có thể làm món mặn và món chay. Tùy từng vùng miền mà mâm cũng ông Táo miền Nam và miền Bắc có sự thay đổi. Tuy nhiên, mâm cúng ông Táo 23 tháng Chạp phổ biến gồm:
- 1 con gà trống luộc chéo cánh ngậm hoa tỉa ớt hoặc hoa hồng (có thể thay bằng thịt heo luộc hoặc vịt quay)
- 1 đĩa xôi gấc (có thể thay bằng xôi lá cẩm, xôi đậu, xôi lá nếp)
- 1 đĩa giò lợn, 1 cái bánh chưng, 1 tô canh chân giò nấu măng (hoặc canh mọc)
- 1 đĩa rau xào thập cẩm, chả rán, thịt đông,…
- 1 chén gạo
- 1 chén muối

Bên cạnh đó, các gia đình có thể chuẩn bị thêm các món chè như: chè hoa cau, chè trôi nước, chè kho, các loại bánh trái để mâm lễ thêm đủ đầy và đẹp mắt.
Ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ, bạn cũng cần lưu ý khi mua lễ cúng ông Táo:
- Mũ ông Táo 3 chiếc: 2 chiếc dành cho Táo ông loại có cánh chuồn và 1 chiếc cho Táo bà thì không có phần cánh chuồn
- Quần áo giấy cho Táo: hai bộ cho nam, 1 bộ cho nữ
- Hài Táo Quân: 2 đôi hài nam, 1 đôi hài nữ
- Giấy tiền vàng mã
- Trái cây tươi trái cây tươi (quả phật thủ, xoài, táo, cam, thanh long, nho,…)
- Cau trầu tươi
- Hương, nến, rượu nếp hoặc trà
II. Đặt mâm cúng ông Táo ở đâu?
Tùy vào phong tục từng miền, cũng như quan niệm từng vùng nên mâm lễ cúng ông Táo, ông Công có phần khác nhau. Mâm cỗ cúng ông Táo luôn đầy ắp màu sắc, với mong muốn một năm sung túc. Ông Táo gắn liền với bếp lửa, do đó, theo phong tục dân gian, bàn thờ ông Táo đặt trong bếp có thể bên cạnh hoặc trên bếp thể hiện tín ngưỡng của dân gian thờ vị thần cai quản chuyện bếp núc trong mỗi gia đình với mong muốn giữ cho bếp lửa luôn ấm, gia đình thuận hòa, sung túc.
Bàn thờ ở bếp được xem như là nơi ngự của ông Công, ông Táo. Còn mâm cúng thì nên được đặt trên bàn thờ gia tiên. Trong lễ cúng ông Công ông Táo, nếu nhà bạn có bàn thờ Táo quân thì thắp hương ở bàn thờ này. Nếu không có bàn thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở bàn thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp vì từ xưa đến nay, ban thờ luôn được coi là trung gian để giao tiếp giữa hai thế giới âm dương, giữa người trần thế và thần linh.
Bếp được coi là nơi chế biến thực phẩm, nên khu vực này thường không trang trọng như bàn thờ gia tiên, rất không phù hợp với việc cúng tế. Do đó, bạn nên đặt mâm cỗ ở bàn thờ ông Táo hoặc bàn thờ gia tiên!
Hi vọng với những thông tin trên đây, bạn đã hiểu rõ mâm cúng ông Táo gồm những gì và đặt ở đâu chuẩn nhất. Hãy sắp xếp thời gian để có mâm lễ thịnh soạn dâng lên các Táo nhé.