MACD là gì? Cấu tạo, ý nghĩa và những mặt hạn chế của MACD

MACD là một trong những chỉ báo phổ biến và quan trọng đối với những Forex trader. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu tham gia thị trường Forex thì việc sử dụng MACD khá khó khăn. Do đó bài viết hôm nay Nhà Đất Mới sẽ giải đáp chi tiết MACD là gì? Cấu tạo và ý nghĩa và cách thức hoạt động của chỉ số này.
1. MACD là gì?

MACD là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Moving Average Convergence Divergence”, dịch sang tiếng Việt là trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ.
MACD là một dạng chỉ báo kỹ thuật. Mục đích đánh giá các sức mạnh, xu hướng, xác định được các điểm tiến trình, tiến triển thông qua tín hiệu trực tiếp thu về từ 3 dữ liệu liên tiếp gọi là sự kết hợp của trượt trung bình.
MACD được phát triển bởi nhà quản lý tài sản chuyển nghiệp Gerald Appel vào năm 1979.
>>>>> Xem thêm: Ripple là gì? Ripple coin và Bitcoin có cạnh tranh nhau?
2. Cấu tạo của chỉ số MACD
Thông số mặc định của MACD được ghi là MACD (12, 26, close, 9)
Trong đó:
- 12, 26 và 9 là chu kỳ của các đường EMA
- Close thể hiện giá đóng cửa để tính EMA
Từ đó, ta có 3 công thức sau:
- Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
- Đường Signal = EMA 9 của đường MACD
- Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Cụ thể như sau:
2.1. Đường MACD
Đường MACD hay còn gọi là MACD Line.
Công thức tính cụ thể như sau: Đường MACD = EMA 12 – EMA 26
Đường MACD được thể hiện bằng đoạn biểu đồ đường nối tất cả các giá trị đường MACD tính được. Quy trình vẽ biểu hiện bằng đường màu xanh dương và hoàn toàn tự động.
Nếu EMA 12 nằm trên đường EMA 26 thì giá trị đường MACD dương. Ngược lại, nếu EMA 12 nằm dưới EMA 26 giá trị đường MACD âm.

2.2. Đường Signal
Đường Signal còn được gọi Signal Line.
Công thức tính cụ thể như sau: Đường Signal = EMA 9 của đường MACD
Đường Signal được vẽ tự động trên các nền tảng giao dịch, thể hiện bằng đường màu cam.
2.3. Histogram
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
Nếu đường MACD nằm trên đường Signal thì Histogram có giá trị dương và ngược lại.
MACD và Signal giao nhau, Histogram = 0
3. Cách giao dịch mua bán với chỉ báo MACD
MACD dao động xung quanh 0 và vô cùng cho bất kỳ giới hạn trên cùng hoặc dưới.
Tín hiệu chỉ báo được chia thành 3 loại tương ứng với các ý nghĩa cụ thể sau:
– Đường cong MACD giao với đường tín hiệu cho thấy khả năng thay đổi hướng biến động giá.
- Nếu giao từ dưới lên, chỉ báo tín hiệu mua cho thấy giá cả sẽ tăng hơn nữa.
- Nếu giao từ trên xuống dưới cho thấy giá cả sẽ có dấu hiệu giảm dần. Nhà đầu tư có thể coi đó là cảnh báo nên thực hiện bán tháo.
– Đường cong MACD cắt đường zero, trượt trung bình nằm trong các chỉ báo giao nhau. Nhà đầu tư nên mua khi đường cong cao trên đường zero và bán khi đường cong dưới đường zero.
– Hội tụ/Phân tán: Hiện tượng hội tụ chỉ báo xảy ra nếu đường cong MACD di chuyển theo cùng hướng giá cả. Hiện tượng phân tán xảy ra nếu đường cong di chuyển theo các hướng khác nhau.
4. Hạn chế của MACD
MACD là chỉ số hữu ích hỗ trợ đắc lực cho các nhà đầu tư khi lập chiến lược giao dịch chứng khoán. Nó được coi như một thước đo tốt cho sự thúc đẩy, cho biết liệu thị trường có đang bị mua quá mức hay bán quá mức hay không.
Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các chỉ số kỹ thuật khác, MACD mang trên mình những nhược điểm.
- Khiến người dùng chủ quan. MACD đưa ra những kết quả khác nhau từ người này sang người khác. Các chỉ số đề xuất di động trung bình là 12 ngày, 26 ngày. Tuy nhiên, những cài đặt này có thể dễ dàng bị thay đổi đưa ra những số liệu biến thiên gần như vô hạn.
- MACD có xu hướng hoạt động khác nhau trên các thị trường khác nhau. Nhà đầu tư, nhà giao dịch phải biết được khung giờ nào MACD hoạt động tốt nhất và đáp án cho bài toán này thật không hề đơn giản.
>>>>> Xem thêm: Spread là gì? Spread thả nổi và Spread cố định cái nào tốt hơn?
5. Chiến lược sử dụng chỉ báo MACD trong giao dịch chứng khoán

Mỗi nhà giao dịch sẽ có chiến lược sử dụng chỉ báo MACD khác nhau. Dưới đây là một số các chiến lược bạn đọc có thể tham khảo:
- Mua bán tại điểm giao cắt. Đường cong nhanh của chỉ báo cắt đường tín hiệu cho thấy sự bắt đầu của xu hướng mới. Lúc này chính là cơ hội để tham gia thị trường thành công.
- Tìm kiếm các giá trị cực trị của MACD để đề phòng sự đảo chiều của thị trường. Các xu hướng đảo ngược ở đỉnh và đáy của biểu đồ MACD. Thời điểm đảo chiều chính là cơ hội để nhà đầu tư mở vị thế.
- Sử dụng MACD làm bộ lọc xu hướng: khi tìm kiếm các điểm tham gia thị trường, chỉ báo MACD có thể xác nhận bổ sung cho dự báo của nhà đầu tư.
Trên đây là những nội dung chi tiết về MACD là gì, cấu tạo, ý nghĩa và hạn chế của MACD. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những kiến thức tài chính – chứng khoán bổ ích.
Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn : Nhadatmoi.net