Lũy kế – định nghĩa, công thức tính và các khái niệm có liên quan

Lũy kế là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong các khối kinh tế đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh. Để hiểu được lũy kế là gì, vai trò, cách tính cũng như bản chất của nó, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới.
I. Lũy kế
1. Lũy kế là gì?
Lũy kế có tên gọi tiếng Anh là Cummulative được hiểu là số liệu được tính toán, cộng dồn và nối tiếp theo từng kỳ. Số liệu này được sử dụng để tính toán trong phần hạch toán tiếp theo của doanh nghiệp.
Lũy kế được sử dụng chủ yếu khi tính toán chi phí phải bỏ ra hay các khoản nợ của doanh nghiệp.
Ví dụ: tháng 1 doanh nghiệp nợ 4 triệu đồng. Tháng 2 số nợ là 1 triệu đồng. Tổng số nợ tại tháng 2 của doanh nghiệp sẽ là 5 triệu đồng. Sang tháng 3 số nợ 5 triệu đồng sẽ được cộng dồn tiếp và được gọi là lũy kế của tháng sau.
>>>> Xem thêm: Inventory Turnover là gì? Ý nghĩa và công thức tính
2. Công thức tính lũy kế
Công thức tính như sau:

Tiếp tục ví dụ: “Tháng 1 doanh nghiệp nợ 4 triệu đồng. Tháng 2 số nợ là 1 triệu đồng. Tổng số nợ tại tháng 2 của doanh nghiệp sẽ là 5 triệu đồng, tháng 3 doanh nghiệp tiếp tục nợ 3 triệu đồng”
Lũy kế khoản nợ 3 tháng đầu năm của doanh nghiệp được tính như sau:
Lũy kế 3 tháng đầu năm = 3 + (4 + 1) = 8
II. Các khái niệm lũy kế có liên quan
1. Lũy kế trong giá trị thanh toán
Lũy kế trong giá trị thanh toán là khoản tiền gồm lũy kế thanh toán tạm ứng kết hợp cùng lũy kế thanh toán khối lượng.
Trong đó:
- Lũy kế thanh toán tạm ứng = giá trị số tiền tạm ứng còn lại tính theo hợp đồng chưa thu hồi đến cuối kỳ trước – chiết khấu số tiền tạm ứng + giá trị đề nghị thanh toán trong kỳ.
- Lũy kế thanh toán khối lượng = số tiền đã thanh toán cho khối lượng đã hoàn thành đến cuối của kỳ trước + chiết khấu số tiền tạm ứng + giá trị được đề nghị thanh toán trong kỳ.
2. Lỗ lũy kế
– Khái niệm
Lỗ lũy kế là sự suy giảm về giá trị tài sản. Giá trị thu hồi thực tế của tài sản ít hơn giá trị ghi trên sổ sách. Lúc này, doanh nghiệp ghi nhận một khoản lỗ lũy kế.
Ví dụ như sau: Doanh nghiệp đầu tư 1 bộ máy móc sản xuất. Thời gian khấu hao sản phẩm là 10 năm. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ sau 6 năm bộ máy móc đã hết hạn khấu hao. Như vậy, trong quá trình sử dụng, máy móc hao mòn nhanh hơn dự tính và xuất hiện khoản lỗ lũy kế.
– Công thức tính
Công thức tính lỗ lũy kế cụ thể như sau:
Lỗ lũy kế = Giá trị ghi trên sổ của CGU – Giá trị thu hồi của CGU
Trong đó, CGU được hiểu là đơn vị sinh ra tiền.
– Lưu ý:
Lỗ lũy kế khi hạch toán được xác định tùy thuộc vào 1 trong 2 mô hình sau:
- Mô hình giá gốc: nợ được tính bằng chi phí của lỗ lũy kế, bằng lỗ hoặc lãi dựa trên số tài sản đó.
- Mô hình thực thi: nợ được tính bằng giá trị thặng dư được đánh giá lại. Tuy nhiên, khi tính cần lưu ý chi phí khấu hao.
>>>>> Xem thêm: Appraisal là gì? Vai trò của Performance Appraisal
3. Khấu hao lũy kế

Khấu hao luỹ kế là giá trị tiền tệ được tính vào giá thành sản phẩm một giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tài sản cố định. Mục đích tạo ra nguồn vốn dùng cho việc sửa chữa hoặc mua sắm thêm tài sản cố định mới.
Trên đây là các kiến thức cơ bản về lũy kế – yếu tố quan trọng đồng hành cùng sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức tài chính – kinh tế bổ ích. Hãy áp dụng vào công việc để có được những thành công vượt trội nhé!
Việc chọn lựa và mua được nhà ưng ý là điều mà bất cứ ai cũng đều mong muốn. Nếu như, bạn đang cần tìm mua hoặc đăng bán nhà đất. Thì chắc chắn không nên bỏ qua kênh Mua bán nhà đất của nhadatmoi.net. Tại đây cập nhật đầy đủ các thông tin về giá bán nhà, khu vực hot. Các bạn có thể dễ dàng tìm mua nhà với mức giá tốt nhất. Chúc các bạn thành công!
Nguồn : Nhadatmoi.net