5 kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh hiệu quả và tiết kiệm

Kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh giá rẻ, an toàn. Chia sẻ những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh đúng quy định, tránh rủi ro cho người mới.
Mặt bằng kinh doanh có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cũng như chi phí của hoạt động. Do đó, việc tìm hiểu kỹ về kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh trước khi tiến hành thuê là rất quan trọng.
Nếu chọn mặt bằng không hợp lý sẽ dẫn đến gánh nặng về tài chính hay không thu hút được khách hàng. Dưới đây Nhà Đất Mới chia sẻ 5 kinh nghiệm “vàng” để lựa chọn được mặt bằng tốt với mức giá phù hợp nhất.
1. Nghiên cứu kỹ đối tượng khách hàng tiềm năng
Đặc điểm khách hàng chính là yếu tố chi phối đến mọi hoạt động kinh doanh của cửa hàng. Chính vì vậy, việc lựa chọn mặt bằng kinh doanh cần phải dựa trên thói quen, đặc điểm, lối sống,…
Để phân tích khách hàng, bạn cần dựa trên cơ sở là đặc điểm của sản phẩm kinh doanh.
- Khách hàng của bạn là ai: xác định độ tuổi, giới tính, mức thu nhập, công việc, sở thích,… Các thông tin này cần đảm bảo càng chi tiết càng tốt. Điều đó sẽ giúp bạn thu hẹp tệp khách hàng tiềm năng để có được tỉ lệ mua tốt nhất.
- Vị trí tiếp cận khách hàng phù hợp: phân tích nơi sinh sống, làm việc, các khu vực thường xuyên qua lại. Bạn cần tưởng tượng ra lịch trình trong một ngày của khách hàng để lựa chọn được điểm xúc phù hợp.
- Thói quen, thị hiếu: thời gian mua sắm, yêu cầu về sự tiện lợi của địa điểm, thiết kế không gian khiến khách hàng chú ý hơn,…

2. Lựa chọn tiêu chí thuê mặt bằng phù hợp
Từ sự phân tích khách hàng và sản phẩm, bạn sẽ thiết lập được các tiêu chí chọn địa điểm thuê mặt bằng kinh doanh phù hợp. Đây là một trong những kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh quan trọng nhất cần lưu ý.
- Vị trí: Lựa chọn vị trí sao cho khách hàng mục tiêu dễ tiếp cận được với cửa hàng của bạn nhất. Thông thường, mặt bằng kinh doanh lý tưởng là nằm ở mặt đường lớn, nhiều người qua lại. Với các sản phẩm nhu yếu phẩm thiết yếu thì cửa hàng phải có vị trí thật tiện lợi để khách hàng có thể ghé mua nhanh chóng nhất. Ngược lại, với các sản phẩm độc lạ, khan hiếm thì thậm chí cửa hàng có thể nằm sâu trong ngõ ngách vẫn có thể khiến khách hàng phải tìm kiếm đến bạn.
- Giao thông: lưu lượng người qua lại ở quanh khu vực, các vấn đề tắc đường, khu vực để xe,…
- Diện tích: Tùy vào từng loại sản phẩm và quy mô kinh sẽ có yêu cầu về diện tích mặt bằng khác nhau. Bạn cần có một kế hoạch chi tiết để xác định các khu vực và diện tích cần thiết. Từ đó có cơ sở lựa chọn phù hợp, tránh lãng phí hoặc không đủ điều kiện cần có.
- Hạ tầng sẵn có: cơ sở vật chất tại mặt bằng hiện tại để đảm bảo không tốn quá nhiều chi phí sửa chữa, thiết kế lại.
- Ngân sách phù hợp: tiền thuê mặt bằng sẽ là khoản chi phí kinh doanh lớn hàng tháng. Dựa vào quy mô và kế hoạch kinh doanh cụ thể bạn hãy lên khoản ngân sách phù hợp. Cần chú ý đừng bỏ qua các chi phí liên quan như tìm kiếm, sửa chữa mặt bằng, điện nước hàng tháng,…

Xem thêm: Kinh nghiệm đầu tư cho thuê phòng trọ cao cấp
3. Tìm kiếm và sàng lọc thông tin mặt bằng
Dựa vào các tiêu chí lựa chọn mặt bằng, bạn có thể khoanh vùng để tìm kiếm BĐS cho thuê phù hợp. Nguồn thông tin tìm kiếm khá đa dạng như:
- Các Website chuyên về mua bán, cho thuê bất động sản, sàn thương mại điện tử bất động sản.
- Các hội nhóm tìm kiếm nhà cho thuê trên mạng xã hội, báo chí, tờ rơi,…
- Qua giới thiệu của bạn bè, người quen. Bạn có thể chia sẻ thông tin nhà cần kiếm trên mạng xã hội, có thể sẽ nhận được những gợi ý phù hợp.
- Thuê nhà thông qua các môi giới bất động sản uy tín.
- Tìm kiếm và khảo sát trực tiếp trên địa bàn khu vực.
Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn nên có những tiêu chí thật rõ ràng về BĐS cần thuê. Đồng thời, hãy tìm hiểu kỹ các thông tin cần thiết trước khi tiến hành xem nhà trực tiếp.

4. Bí quyết thương lượng thuê mặt bằng thành công
Khi tiến hành thương lượng thuê nhà, tốt nhất bạn nên dành thời gian để đàm phán và đôi co một chút về giá cả. Việc này sẽ giúp bạn thuê được nhà với mức giá tiết kiệm hơn.
Đừng vội chấp nhận mức giá mà chủ nhà đưa ra bởi nếu thực sự họ có thiện chí cho thuê, một mức giá và các điều kiện hợp lý sẽ khiến họ phải cân nhắc và đồng ý. Thậm chí, việc chấp nhận mức giá quá sớm hay quá dễ dàng đôi khi cũng gây ra tâm lý nghi ngờ.
Việc thương lượng phải dựa trên tâm lý đôi bên cùng có lợi. Bạn có thể thương lượng bằng cách đưa thêm những điều kiện có lợi như: trả tiền thuê gộp theo chu kỳ 3-6-12 tháng, sửa sang mặt bằng,…
Cần chú ý rằng phải cân nhắc thật kỹ nếu giá thuê mặt bằng vượt quá ngân sách cho phép. Về lâu dài điều này sẽ gây nên gánh nặng tài chính đáng kể.

5. Chú ý đến hợp đồng thuê mặt bằng
Hợp đồng thuê là căn cứ trước pháp luật để đảm bảo quyền lợi giữa các bên. Đặc biệt, việc này giúp đảm bảo việc thuê không bị gián đoạn, tránh tổn thất cho người thuê. Do đó, tất cả những điều kiện quan trọng đều phải được quy định trong hợp đồng.
- Bắt buộc phải có 7 điểm quan trọng: tiền đặt cọc, giá thuê, thời hạn thuê, quy định tăng giá thuê, tình trạng lúc bàn giao mặt bằng, ngày bàn giao mặt bằng.
- Hợp đồng cần được công chứng để đảm bảo có hiệu lực trước pháp luật. Đồng thời, qua quá trình công chứng bạn cũng có thể xác định được người ký hợp đồng có phải chủ thực sự của nhà thuê hay không.
- Có thỏa thuận trong hợp đồng về các chi phí liên quan như: phí công chứng, phí sửa chữa,…

Trên đây là 5 kinh nghiệm thuê mặt bằng kinh doanh mà tất cả những người thuê cần lưu ý. Hy vọng với những chia sẻ này bạn có thể thuê được mặt bằng như ý với chi phí tốt nhất.