Kinh nghiệm, thủ tục mua nhà trả góp bắt buộc phải lưu ý!

Hình thức mua nhà trả góp, mua chung cư trả góp ngày càng được ưa chuộng hơn trong những năm gần đây. Đây được xem là giải pháp tối ưu nhất đối với người lao động có ý định mua nhà tại Hà Nội, TPHCM,…
Dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ giúp bạn hiểu rõ thế nào là mua nhà trả góp và những kinh nghiệm, thủ tục mua nhà trả góp hữu ích nhất mà bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng theo dõi nhé!
I. Thế nào là mua nhà trả góp?
Mua nhà trả góp là hình thức mua nhà không cần phải thanh toán 100% giá trị căn nhà tại thời điểm mua mà ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng sẽ cho người mua vay khoảng 70% giá trị căn nhà bằng cách thế chấp chính căn nhà định mua hoặc dùng tài sản thế chấp để đảm bảo khoản vay. Số tiền vay gốc và lãi vay sẽ được trả dần theo thời gian thanh toán cùng với mức lãi suất do hai bên cho vay và đi vay thỏa thuận.

Vậy mua nhà trả góp có những thuận lợi và rủi ro như thế nào?
1. Lợi thế khi mua nhà trả góp
Mặc dù hiện nay phương thức vay mua nhà trả góp 10 năm hay 20 năm đang rất phổ biến nhưng có rất nhiều người vẫn đang băn khoăn có nên mua nhà trả góp không? Những lợi thế của phương thức này ngay sau đây có lẽ sẽ hữu ích cho bạn:
- Bạn có thể sở hữu ngôi nhà của mình ngay cả khi chưa có đủ năng lực tài chính để thanh toán 100% giá trị căn nhà.
- Đây là kinh nghiệm mua căn hộ trả góp giải quyết bài toán tài chính của đa số người trẻ có thu nhập trung bình và tích lũy tài chính chưa “dày”. Giúp họ thoát khỏi cảnh sống trong nhà trọ chật hẹp và rút ngắn thời gian sở hữu nơi an cư ở thành phố để yên tâm làm việc, xây dựng tổ ấm.
- Ngân hàng hỗ trợ cho người mua nhà vay tiền với các gói trả góp khác nhau với tổng khoản vay lên đến 70% giá trị căn nhà. Bạn có thể trả góp tiền vay và tiền lãi cho ngân hàng bằng tiền lương hàng tháng của mình. Hoặc tiến hành hoàn trả cho ngân hàng theo quy định từng quý với số vốn và lãi suất cam kết.
- Thời hạn trả nợ được kéo dài trong nhiều năm, tối đa lên đến 20 – 30 năm (tùy ngân hàng), giúp giảm nhẹ áp lực tài chính cho người mua nhà. Nếu thời hạn trả nợ càng dài thì số tiền trả cho ngân hàng mỗi tháng lại càng thấp.
2. Rủi ro thường gặp
2.1. Rủi ro pháp lý
Rủi ro này xảy ra khi chủ đầu tư hoặc bên bán thiếu các giấy tờ quan trọng như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (Sổ đỏ) hoặc bản vẽ thi công, bản vẽ phù hợp với quy hoạch. Bạn sẽ gặp rắc rối như mất trắng tài sản nếu không kiểm tra xác minh rõ tính hợp pháp của căn nhà mình dự định mua.
Giải pháp:
Để tránh rủi ro này bạn hãy yêu cầu bên bán cho xem các giấy tờ liên quan đến căn hộ, nhận định dấu vết tẩy xóa, rách nát chắp vá, rồi các loại giấy tờ đi kèm khác (nếu có) như thế chấp, vay nợ… Kế đến phải kiểm tra chéo bằng hình thức đến cơ quan cấp chứng nhận sở hữu (sổ đỏ) để kiểm tra thông tin gốc, xem quy hoạch tại vị trí tài sản để biết có thuộc khu giải tỏa hoặc đất xây dựng công viên, công trình xã hội hay không…
2.2. Rủi ro tài chính
Rủi ro mua nhà trả góp về tài chính thường sẽ nhiều hơn, ở đây chúng tôi xin đề cập hai nội dung chính là rủi ro trong việc đặt cọc và tài chính khi mua nhà.
a) Đối với vấn đề đặt cọc:
Trong các giao dịch bên mua đặt cọc cho bên bán chung cư không quá 10% giá trị tài sản và trả dần theo tiến độ xây dựng. Tuy nhiên đã có rất nhiều trường hợp người dân mua nhà, mua đất chỉ trên “lý thuyết” vì sau đó chủ đầu tư không xây dựng nhà, không bàn giao đất hoặc ôm tiền bỏ trốn gây thiệt hại lớn cho khách hàng.
b) Rủi ro thứ hai là tài chính mua nhà
Để mua được căn nhà trả góp, điều đầu tiên là phải có một số tiền làm nền tảng và những giấy tờ chứng minh thu nhập hàng tháng. Dựa vào các chứng từ, hóa đơn và bằng chứng về thu nhập ngân hàng mới có thể cho bạn vay. Tuy nhiên rủi ro ở đây là nhiều người muốn mua nhà lớn nhưng tài chính hạn hẹp hoặc thiếu hiểu biết mà trả góp thời gian ngắn. Điều này rất nguy hiểm bởi không chỉ tiền gốc mà lãi suất cũng trở thành gánh nặng hàng tháng.
Một trong những lưu ý mà người đầu tư mua nhà trả góp cần biết đó là không nên vay mượn quá 50% giá trị căn hộ chung cư. Một điều hiển nhiên khi mua nhà trả góp ở Hà Nội đó là nếu đã có ý định dùng tiền lương để mua nhà trả góp thì bạn không nên vay quá 50% giá trị căn hộ mà mình định mua. Theo đó, việc chi trả lãi suất hàng tháng cũng không nên vượt quá 50% thu nhập hàng tháng của bản thân.
Giải pháp đưa ra cho vấn đề tài chính:
Dù bạn mua theo hình thức nào thì cũng phải tính toán giá trị căn nhà, năng lực tài chính hiện có, cần vay bao nhiêu để đủ mua trả, trả trong bao lâu là hợp lý, trường hợp thất nghiệp hoặc khi biến động thị trường thì cách xử lý là gì… Tất cả những vướng mắc đó phải được lường trước và có giải pháp xử lý nếu xảy ra.
Tình huống đặt cọc cần ghi rõ trong hợp đồng nêu đầy đủ chi tiết thống nhất như: nhân thân của cả hai bên, thời gian và địa điểm đặt cọc, bất động sản mua bán và đặc điểm, giá trị mua bán, tiền đặt cọc và cách thức thanh toán, xác định bên chịu thuế phí và lệ phí, xử lý tiền đặt cọc…
2.3. Rủi ro lãi suất
Lãi suất là điểm nóng và cực kì nóng trong bối cảnh người mua mong chờ mức lãi suất thấp từ ngân hàng và những cam kết hứa hẹn về mức lãi suất “trong mơ” của một số ngân hàng khi khách muốn vay vốn.
Bạn cần tỉnh táo khi nhìn vào con số hấp dẫn như 7%/ năm hoặc 8,5%/năm. Quả là hấp dẫn tuy nhiên chúng có “thời hạn sử dụng” chỉ 1 năm hoặc vài tháng đầu, sau đó mức lãi suất có thể tăng lên 3, 4%. Vì vậy bạn phải tỉnh táo tìm hiểu xem lãi suất đó áp dụng như thế nào.
Giải pháp để tránh rủi ro mua nhà trả góp về lãi suất:
Đó chính là người mua nhà trả góp phải tham khảo thị trường nhiều hơn, tìm hiểu về chính sách vay của nhiều ngân hàng uy tín, so sánh ưu điểm và hạn chế của từng bên để quyết định sẽ vay ở đơn vị nào bạn cảm thấy lợi ích là tốt nhất. Để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của bản thân trước biến động không ngừng từ thị trường thì mong rằng những thông tin về các rủi ro mua nhà trả góp và giải pháp trên sẽ giúp bạn có thể mua nhà trả góp theo một cách thông minh nhất.

II. Có nên mua nhà trả góp không?
Theo chuyên gia về bất động sản, thời điểm hiện tại được đánh giá là vô cùng hợp lý để mua nhà trả góp hàng tháng do mức giá bất động sản đã dần ổn định, và mức lãi suất ngân hàng đang có xu hướng giảm. Tuy nhiên khi các gia đình trẻ nếu muốn vay tiền ngân hàng để mua nhà đất trả góp hàng tháng thì cần cân nhắc thật kỹ càng, dựa trên khả năng thu nhập, mức độ ổn định trong hiện tại và tương lai để có quyết định chính xác nhất.
Việc tham gia vay vốn ngân hàng để mua đất trả góp hàng tháng từ nguồn thu nhập của hai vợ chồng là một phương án tài chính khả thi và phù hợp với các cặp vợ chồng trẻ mới xây dựng cuộc sống mới, chưa có nhà riêng, chưa đủ tiền để thanh toán mua nhà nhưng cả gia đình đã có nguồn thu nhập ổn định hàng tháng. Với việc tìm kiếm một ngân hàng uy tín để mua nhà đất trả góp, và có thể dự tính vay vốn trong vòng 20 năm, để phù hợp hơn với tài chính cá nhân.
Với các mức thu nhập đạt từ 10 triệu đồng/tháng trở lên là người vay đã có thể tính toán tới vay vốn để mua nhà đất trả góp, với số tiền vay có thể lên tới 700-800 triệu đồng. Nếu bạn và gia đình có mức thu nhập ổn định, nằm trong khoảng trên thì đã có thể tự mình trả lời cho câu hỏi Tỷ lệ vay vốn trên giá trị nhà đất không quá 70%, với mức lãi suất cho vay tầm 11-12%/năm trong thời kỳ 20 năm thì hoàn toàn có thể sở hữu ngay một ngôi nhà bằng nguồn thu nhập của cả gia đình hàng tháng.
III. Thủ tục mua nhà trả góp năm 2021
1. Điều kiện vay mua nhà trả góp
Để làm thủ tục vay tiền ngân hàng mua nhà trả góp tại Ngân hàng, bạn cần đáp ứng điều kiện sau:
- Cá nhân từ 18 đến 65 tuổi
- Có nguồn thu nhập ròng tối thiểu 10 triệu/tháng, chứng minh từ lương, chủ doanh nghiệp, cho thuê nhà, chủ hộ kinh doanh cá thể
- Thế chấp tài sản bằng chính căn nhà đang mua tại TP. HCM, Bình Dương và TP. Hà Nội.
~~~~>>> Lưu ý: Mỗi ngân hàng có một điều kiện cho vay khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ điều kiện trước khi quyết định vay.
2. Thủ tục vay ngân hàng mua nhà
Một bộ hồ sơ vay tiền mua nhà hoàn chỉnh tại Ngân hàng gồm có:
- Giấy đề nghị vay vốn (theo mẫu ngân hàng cung cấp)
- CMND/CCCD còn hiệu lực
- Hộ khẩu thường trú/ Sổ tạm trú/KT3/Giấy xác nhận tạm trú
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn nhà định mua và hợp đồng mua bán (bản sao)
- Giấy tờ chứng minh thu nhập: Hợp đồng lao động, sao kê bảng lương hoặc Giấy xác nhận lương, bảng thanh toán tiền lương có đóng dấu của doanh nghiệp.
- Nếu nguồn thu nhập xuất phát từ hoạt động sản xuất kinh doanh, khách hàng cung cấp Đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính, báo cáo doanh thu 6 tháng gần nhất.
~~~~>>> Lưu ý: Mỗi ngân hàng có một thủ tục cho vay khác nhau, bạn nên tìm hiểu kỹ thủ tục trước khi quyết định vay.
3. Quy trình vay mua nhà trả góp
- Bước 1: Cung cấp hồ sơ vay. Khách hàng cần chuẩn bị đầy đủ thủ tục hồ sơ vay mua nhà theo yêu cầu của ngân hàng và nộp cho chuyên viên tín dụng.
- Bước 2: Thẩm định hồ sơ. Dựa vào thông tin và hồ sơ vay của khách hàng, phía ngân hàng sẽ tiến hành quy trình thẩm định: kiểm tra lịch sử tín dụng của khách hàng, thẩm định qua việc liên lạc gọi điện thoại, thẩm định thực tế nơi cư trú, nơi làm việc/kinh doanh và định giá tài sản đảm bảo (chính căn nhà đang mua).
- Bước 3: Phê duyệt khoản vay. Nếu thủ tục hồ sơ đủ điều kiện vay vốn, ngân hàng sẽ gửi đến khách hàng thông báo phê duyệt khoản vay, cấp tín dụng và tiến hành các thủ tục liên quan đến giải ngân.
- Bước 4: Giải ngân. Khi công chứng hợp đồng mua nhà xong, khách hàng cung cấp hợp đồng đó cho ngân hàng, ngân hàng giải ngân số tiền khách hàng đề nghị vay và chuyển số tiền đó đến tài khoản của bên bán nhà.
Quy trình vay vốn ngân hàng mua nhà thường mất khoảng 2 – 3 ngày cho đến vài tuần (tùy hồ sơ khách hàng).
Trên đây, Nhà Đất Mới đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục mua nhà trả góp cũng như giúp bạn trả lời câu hỏi có nên mua nhà trả góp không. Nếu bạn thấy đây là những kiến thức hữu ích, hãy tiếp tục đồng hành cùng Nhà Đất Mới tại chuyên mục KINH NGHIỆM BẤT ĐỘNG SẢN để thường xuyên cập nhật những bài viết của các chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản.
Nguồn: Nhadatmoi.net