Cải tạo nhà cũ thành nhà mới đẹp, tiết kiệm chi phí

Cải tạo nhà cũ là việc làm thay đổi ngôi nhà trở nên tươi mới và đẹp hơn. Những ngôi nhà được xây dựng từ lâu hay chịu tác động trực tiếp của thiên nhiên mà trở nên cũ nát. Bởi vậy, sau một thời gian sử dụng, cần phải sửa chữa lại.
Dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ những kinh nghiệm khi cải tạo, sửa nhà. Mời các bạn tham khảo!
I. Cải tạo nhà ở là gì?
Cải tạo nhà ở là việc nâng cấp, mở rộng diện tích hoặc điều chỉnh cơ cấu diện tích của nhà ở hiện có. Thay đổi không gian để tăng chất lượng nhà cũ. Việc cải tạo cần đáp ứng các quy định về tính an toàn của công trình và tính thẩm mỹ.

Các trường hợp cải tạo nhà ở: Nhà có thiết kế công năng sử dụng chưa phù hợp. Hay việc bài trí nội thất không hợp lý, thiếu ánh sáng, cần mở rộng diện tích nhà ở. Hoặc trường hợp nhà ở xuống cấp trầm trọng về chất lượng công trình. Bao gồm: Nghiêng tường, sụt lún, bong tróc, nứt sàn, thấm dột gây ẩm, mốc,…
Nếu thực hiện đúng phương pháp và kỹ thuật, có thể chỉ mất ⅓ chi phí so với việc phá dỡ và xây mới. Nhờ đó, việc cải tạo được ưa chuộng hơn do phù hợp với khả năng tài chính của nhiều người, mà vẫn đảm bảo công năng sử dụng.
>>>>> Xem ngay: Gợi ý 5 cách cải tạo nhà tập thể cũ và những vấn đề cần lưu ý
II. Kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới nhanh gọn, hiệu quả
1. Cải tạo cầu thang
Đây là hạng mục thường xuyên được cải tạo với công trình nhà cũ, nát. Có thể cải tạo cầu thang thành những mẫu cầu thang inox, gỗ, kính cường lực,… thay cho cầu thang làm từ bê tông thô.
Bạn vẫn có thể giữ nguyên kết cấu cầu thang thẳng hoặc thay đổi bằng cách làm cầu thang xoắn, cầu thang chữ L. Hình thức cải tạo nhà này giúp căn nhà trở nên mới mẻ, hiện đại, sang trọng và hợp xu hướng.

2. Cải tạo ban công, trần nhà
Nhu cầu cải tạo trần thấp hay thay diện mạo mới cho ban công luôn được đặc biệt được quan tâm đối với căn hộ ở chung cư.
Bởi trần nhà chung cư thường ở dạng phẳng, chiều cao trần luôn thấp khoảng 3,3m và không có họa tiết. Vậy nên, nhiều gia chủ luôn mong muốn cải tạo trần sao cho đẹp hơn và cao hơn.
+ Cách cải tạo trần nhà phẳng, thấp:
- Đổi màu sơn trần hay lắp thêm hệ thống đèn led là việc cải tạo thông minh. Lưu ý, trần nhà phải sáng màu hơn sàn nhà để tạo cảm giác trần cao và thoáng hơn.
- Có thể làm trần nhà cao hơn và có thêm điểm nhấn ấn tượng nhờ các họa tiết 3D.
+ Cách cải tạo ban công:
Bạn có thể thiết kế thêm sàn gỗ, trồng cây xanh hay sử dụng nội thất ban công như bộ bàn ghế nhỏ để uống trà, đọc sách,… Vừa giúp giải quyết vấn đề thiếu ánh sáng, bí bách cho nhà ở, vừa tạo thêm không gian sinh hoạt, thư giãn.

3. Cải tạo nhà vệ sinh nhỏ, xuống cấp
Cải tạo nhà vệ sinh luôn là yêu cầu thiết yếu bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới việc sinh hoạt hàng ngày của các thành viên. Các gia chủ đa phần muốn cải tạo lại nhà vệ sinh khi gặp các tình trạng:
- Tường bị ẩm mốc do lớp sơn chống thấm không tốt, đường ống nước bị rò rỉ,…
- Mở rộng diện tích sử dụng, thay đổi diện mạo cho nhà vệ sinh.
Trong trường hợp hỏng hóc các thiết bị vệ sinh, bạn có thể liên hệ các trung tâm sửa chữa, bảo dưỡng. Nhưng nếu bạn muốn thay đổi thẩm mỹ cho nhà vệ sinh, có thể cân nhắc đến việc thay đổi gạch men tường hoặc lắp thêm bóng đèn led.
>>>> Xem thêm: 10 kinh nghiệm sửa chữa, cải tạo nhà cấp 4 cũ tiết kiệm chi phí
4. Cải tạo tường và sàn nhà
Cải tạo tường và sàn là cách đơn giản để cải tạo diện mạo ngôi nhà và khiến chúng trở nên sạch sẽ hơn. Bạn có thể cải tạo qua việc:
+ Thay gạch lát sàn
Khi cải tạo nhà cũ có thường 02 tình huống phổ biến xảy ra. Một là đặt lớp gạch mới trực tiếp lên lớp gạch cũ, hai thay thế những viên gạch cũ bằng những viên gạch mới.
Nếu nền nhà vỡ, nứt, sụt lún nhiều, bạn có thể đục lên, lót thêm xi măng và ốp lát mới toàn bộ. Nếu phần gạch ở nền cũ còn bám chắc, bạn có thể ốp lên một lớp gạch mới. Lưu ý, phải lau chùi sạch sẽ phần gạch cũ để tạo độ bám dính cho lớp gạch mới.
Tuy nhiên, dù làm theo hình thức nào bạn cũng cần chú ý đến khoảng cách giữa trần và sàn. Nếu lớp gạch mới mới đè lên trên lớp cũ hoặc độn thêm xi măng đều sẽ làm thu hẹp không gian nhà.
+ Thay tông màu sơn mới
Khi thay đổi màu sơn cần cân nhắc đến sự hài hòa của tổng thể cũng như phù hợp phòng thủy. Khi cải tạo tường bằng việc sơn mới, bạn không nên lựa chọn sơn gốc dầu mà nên sử dụng sơn gốc nước.
Bởi sơn gốc nước là loại sơn sử dụng nước làm chất pha loãng thay vì sử dụng dung môi hữu cơ. Đây là loại sơn không độc hại đối với sức khỏe con người và cũng ít gây ra mùi hương liệu.
Còn sơn gốc dầu tiếp xúc trong một thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Vì thế, khi cải tạo nhà bằng việc thay màu sơn tường, bạn nên lưu ý đến vấn đề này.

5. Cải tạo nhà bếp nhỏ hay nhà bếp cũ
Nhà bếp được coi là trái tim của căn nhà, ảnh hưởng đến sức khỏe và vận khí của gia chủ. Bởi vậy những hạng mục cần cải tạo trong phòng bếp bao gồm:
- Cải tạo trần và tường phòng bếp.
- Đối với không gian bếp nhỏ, cần nâng cấp tủ bếp để lưu trữ đồ đạc gọn gàng, tiện dụng hơn.
- Nên chọn nội thất bếp ít họa tiết, đơn giản, tận dụng khoảng sơn xanh. Nhằm tạo không gian thông thoáng, dễ chịu, giảm cảm giác oi nóng, bí bách của nhà bếp.

6. Cải tạo không gian phòng ngủ
Phòng ngủ là nơi khơi dậy nguồn năng lượng cho gia chủ, là khu vực cần cải tạo nếu muốn nâng cấp chất lượng sống. Cần căn cứ vào hướng sáng, diện tích phòng ngủ để thiết kế nội thất giường ngủ.
Bạn có thể sử dụng nội thất hiện đại như đệm gấp gọn cất vào tủ hoặc giường di động với không gian phòng ngủ nhỏ. Lắp đặt tủ âm tường là lựa chọn thông minh, giúp không gian được tối ưu và lưu trữ đồ dùng tốt hơn.
Trên đây là toàn bộ những kinh nghiệm cải tạo nhà cũ thành mới đơn giản, nhanh gọn mà hiệu quả. Nếu bạn đang quan tâm đến những nội dung tương tự, đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để có thêm nhiều tư vấn hữu ích.