Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào vừa là một người thiết kế công trình xây dựng. Vừa là một họa sĩ với niềm tin kiến trúc cần mang tới hạnh phúc, phải có tính nhân văn, trách nhiệm với xã hội, môi trường xung quanh.
Cùng Nhà đất mới tìm hiểu điểm nhấn trong phong cách kiến trúc và những công trình ấn tượng của anh.
I. Giới thiệu kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào
1. Tiểu sử
Kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào là một trong những kiến trúc sư Việt Nam khá nổi tiếng. Anh sinh ra và lớn lên tại mảnh đất ngàn năm văn hiến Hà Nội. Anh sinh năm 1971 và xuất thân từ một gia đình có bố là họa sĩ thiết kế nội thất. Tuy nhiên, niềm đam mê với kiến trúc của anh mãi sau này mới được phát hiện và củng cố.
Theo nguyện vọng của bố, khi học hết cấp 3 anh theo ngành kiến trúc. Bắt đầu thời điểm này, việc học trong trường khiến anh cảm thấy mình yêu thích nghề, cảm thấy phù hợp với tính cách và phát huy được bản thân.
Năm 1992, kiến trúc sư hoàng thúc hào tốt nghiệp Khoa Kiến trúc – Quy hoạch của ĐH Xây dựng. Sau 10 năm anh tiếp tục TN cao học tại ĐH Bách khoa Turin ở Ý.

2. Văn phòng kiến trúc sư hoàng thúc hào
Năm 2003, anh sáng lập văn phòng KTS hoàng thúc hào 1+1>2. Từ năm 2003 đến nay anh đảm nhận nhiều vị trí như:
- Giảng viên Khoa Kiến trúc và Quy hoạch trường Đại học Xây dựng Hà Nội;
- Ủy viên BCH Hội KTS Việt Nam khóa VIII;
- Ủy viên Hội đồng Kiến trúc và Hội đồng KT Xanh Hội KTS Việt Nam;
- Ủy viên BCH TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh khóa VII,…
>>>> Xem thêm: Kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa – Nhà kiến trúc sư tài ba của Việt Nam
II. Phong cách nghệ thuật KTS Hoàng thúc Hào
1. Xây dựng cần tính nhân văn, trách nhiệm xã hội với cộng đồng, môi trường
Từ tình yêu hội họa đến một cách tình cờ, KTS Hoàng Thúc Hào đã dành một tình yêu không giới hạn cho ngành nghề mình theo đuổi. Với anh, kiến trúc ngoài cát, đá, bê tông còn phải có trách nhiệm xã hội, phải có nhân văn và đem hạnh phúc tới cho con người, có tính lan tỏa trong cộng đồng, tính thiết thực và bền vững. Đây cũng là lý do khiến anh trở thành người mang hạnh phúc vào kiến trúc.
Chia sẻ về mục đích kiến trúc mà mình theo đuổi, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào cho biết, những năm đầu các tác phẩm của anh đơn giản chỉ dừng lại ở chỗ độc đáo. Sau này khi anh tham gia nhiều dự án cộng đồng, với những vấn đề liên quan đến văn hóa lịch sử anh đã chọn cho mình con đường để bước tới.

2. Kiến trúc “vì hạnh phúc con người”
Nói rõ hơn về vấn đề này, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào tâm sự rằng: chỉ có dấn thân song hành cam kết dài hạn, người KTS mới thấu hiểu bối cảnh kinh tế, xã hội và văn hóa cụ thể từng địa phương. Từ đấy tạo ra nền tảng sáng tạo những tác phẩm tiếp biến được các giá trị bản địa cốt lõi. Sau đấy cộng đồng và người sử dụng từng bước yêu thích, hạnh phúc trong vận hành công trình thì gọi đấy là kiến trúc hạnh phúc hạnh phúc 1+1>2.
Với quan điểm kiến trúc “vì hạnh phúc con người”, KTS Hoàng Thúc Hào thường xuyên khuyến khích sinh viên cùng tham gia. Rất nhiều công trình của anh đều được thực hiện ở địa bàn khó khăn.
III. Một số công trình tiêu biểu
1. Trung tâm hạnh phúc quốc gia Bhutan tại Dewangling, Buthang, Bhutan
Đây được xem là thiết kế giữa tri thức hàn lâm với kinh nghiệm dân gian. Thiết kế đã mang tới nét độc đáo giữa đất đá và gỗ. Tường của công trình dày nửa mét, xây đá kết hợp với trình đất. Cách làm này nhằm giữ nhiệt trong mùa đông. Nhà có hình kỷ hà đặc trưng, mái dốc theo truyền thống của Bhutan, lưng tựa núi, mặt quay ra sông.
Bên cạnh đó, công trình nhà thiền của kiến trúc sư Hoàng thúc Hào còn có ý tưởng bắt nguồn từ sự giao thoa, thống nhất giữa tự nhiên với nhân tạo. Điều này mong muốn cuộc sống con người ở thế cân bằng. Đối với nhà hội nghị cảm hứng xuất phát từ hình ảnh cây bồ đề. Các mô tip decor đặc trưng văn hóa Bhutan được tiết chế, gia giảm hợp lý.

2. Nhà cộng đồng Nậm Đăm, Quản Bạ, Hà Giang
Đây là công trình kết hợp hoàn hảo giữa nhà cộng đồng và homestay. Để giữ ấm vào mùa đông, mát mùa hè, ngôi nhà trong làng sử dụng tường trình đất dày. Các đơn vị nhà ở cơ bản có thể phát triển nối dài hoặc nâng mái – biến đổi từ gác xép thành tầng ngủ, tạo thành các không gian homestay, phục vụ thiết thực du lịch.

3. Trường tiểu học Lũng Luông, Võ Nhai, Thái Nguyên
Đây được xem là món quà dành cho trẻ em dân tộc vùng cao của kiến trúc sư Hoàng thúc Hào. Mục tiêu của dự án là cho các em có môi trường học tập tiện nghi, tạo niềm hứng khởi khi đến lớp.
Tất cả các yếu tố như chiếu sáng, thông gió, cách âm đều đáp ứng các tiêu chuẩn về trường học. Không gian được tổ chức linh hoạt. Để tiết kiệm kinh phí, tăng khả năng cách nhiệt, gạch xây dựng trường được làm từ đất tại chỗ.
Ngôi trường hiện lên như một bông hoa rừng, với màu sắc sinh động, có hiệu ứng thị giác mạnh, mỗi góc nhìn là một cảm nhận khác nhau.

4. Thành tựu, giải thưởng
- Giải thưởng Kiến trúc Quốc Gia: 2006,2008,2010,2012,2014
- Giải Kiến trúc Xanh 2011,2013
- Giải thưởng cuộc thi QH Hồ Gươm và thi Thiết kế Nhà Quốc Hội
- Giải thưởng Bùi Xuân Phái vì tình yêu Hà Nội
- Giải A Hội LHVHNT Việt Nam 2013
- 03 giải KT Xanh “Spec Go Green 2014”
- Giải Quốc Tế: UIA, ARCASIA, IAA, Biennale Sofia, Green Good Design, Green LeaderShip, Wan, DAA
Với những gì đã làm, kiến trúc sư Hoàng Thúc Hào xứng đáng là một trong những nhà kiến trúc, người sáng tạo nghệ thuật trong xây dựng ấn tượng nhất của Việt Nam.