9 kênh OTA được sử dụng phổ biến tại Việt Nam
Trong các bài viết trước, Nhà Đất Mới đã đề cập tới nhiều thông tin liên quan tới homestay, lần này sẽ là kênh OTA. Nếu bạn thực sự quan tâm tới homestay, chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Hãy cùng tìm hiểu OTA là gì và Top những kênh OTA phổ biến tại nước ta.
I. OTA là gì?

1. Khái niệm
Trên thực tế OTA có tên đầy đủ trong tiếng anh là Online Travel Agent, nghĩa là đại lý cung cấp sản phẩm du lịch trực tuyến. Như vậy có nghĩa là công việc chính của kênh OTA là bán các dịch vụ như tour du lịch, vé máy bay, phòng khách sạn…
Hiểu đơn giản, OTA chỉ đóng vai trò trung gian giữa khách hàng và đơn vị cung cấp dịch vụ chứ không trực tiếp sở hữu. Du khách có thể truy cập vào OTA để lựa chọn và đặt dịch vụ theo sở thích. Kênh OTA sẽ thu phí trung gian dựa trên % giá trị mỗi đơn đặt.
2. Đặc điểm của các kênh OTA
Điểm khác biệt của kênh OTA so với những thiết kế website là OTA kinh doanh các sản phẩm du lịch dưới hình thức một sàn giao dịch thương mại điện tử Ecommerce
Mô hình OTA hoạt động chủ yếu hiện nay là lĩnh vực lưu trú như homestay, khách sạn và một số ít cung cấp thêm dịch vụ du lịch vé máy bay, tour tham quan,…
Vì thế nếu bạn sở hữu mô hình kinh doanh homestay, tuyệt đối không được bỏ qua kênh OTA hấp dẫn này để thu hút khách.
Tìm hiểu thêm: Homestay là gì? Cơ hội và thách thức khi kinh doanh homestay
II. Top 9 kênh OTA ở Việt Nam được sử dụng phổ biến
Do Việt Nam trong những năm gần đây đẩy mạnh ngành du lịch biển. Vì thế các cơ sở lưu trú xuất hiện ngày càng nhiều.
Đây cũng là lý do nhiều ông trùm OTA đã nhắm tới Việt Nam. Và có tới hơn 70% lượng khách sạn, homestay tại Việt Nam cho thuê, bán phòng trên kênh OTA. Vậy các kênh OTA ở Việt Nam phổ biến là những kênh nào?
1. TripAdvisor

Với hơn 490 triệu lượt người dùng mỗi tháng, TripAdvisor là kênh bán phòng lưu trú online lớn nhất thế giới. Có hơn 795 triệu đánh giá và ý kiến về 8,4 triệu chỗ nghỉ, nhà hàng mà du khách trên toàn thế giới đã sử dụng dịch vụ này để tìm kiếm và đặt phòng.
Có thể nói, TripAdvisor là kênh bán phòng lưu trú online uy tín nhất. Thay vì các khách sạn bên ngoài, nhiều khách đã ưu tiên lựa chọn các đơn vị lưu trú có trong danh sách bán phòng của TripAdvisor.
2. Booking.com
Trong các kênh OTA phổ biến và có độ phủ sóng lớn tại Việt Nam không thể không nhắc tới booking.com. Đây là một kênh thuộc sở hữu của Tập đoàn Priceline Group.
Trước đây, thị trường Âu Mỹ là thị trường mà booking.com hoạt động chủ yếu. Tuy nhiên càng về sau booking.com càng mở rộng thị trường của mình. Hầu hết các quốc gia châu Á đều có mặt của kênh OTA này.
Theo thống kê, booking có hơn 1.500.000 đêm lưu trú được đặt mỗi ngày. Và kênh cũng hỗ trợ lên tới 40 ngôn ngữ. Hơn 1 triệu chỗ nghỉ tại 227 vùng quốc gia và lãnh thổ.
3. Traveloka

Nằm trong kênh OTA mới những năm trở lại đây, song Traveloka không thua kém mấy kênh OTA trên thế giới. Thực tế, Traveloka là một công ty du lịch của Indonesia chuyên cung cấp các dịch vụ đặt phòng, vé máy bay tại các khu vực Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam.
Khác với nhiều kênh OTA, Traveloka có thêm dịch vụ đặt vé máy bay và kết nối hệ thống hơn 120.000 khách sạn trên toàn khu vực và thế giới. Hiện Traveloka là kênh online được nhiều người Việt tin tưởng và sử dụng hiện nay.
4. Agoda
Có doanh thu bán phòng lưu trú cao nhất ở châu Á đồng thời sở hữu hàng trăm ngàn khách sạn tại 110 quốc gia trên toàn thế giới, không ai khác chính là Agoda.
Điểm nổi bật của Agoda là thích hợp với những phân khúc khách hàng có nhu cầu tìm kiếm phòng lưu trú giá rẻ. Bởi các đơn vị lưu trú trên Agoda thường tập trung là đơn vị 3 sao.
Agoda có đội ngũ chuyên gia du lịch phụ trách nghiên cứu thị trường và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với khách hàng trên toàn cầu. Hiện website của Agoda đã hỗ trợ 38 phiên bản ngôn ngữ khác nhau.
5. Airbnb

Nhắc tới các kênh OTA của homestay hiển nhiên phải nhắc đến Airbnb. Đây là một startup được phát triển để kết nối người cần thuê phòng với người cho thuê phòng. Airbnb có tên đầy đủ là Air Bed and Breakfast.
Điểm ấn tượng của Airbnb là việc người cho thuê có thể cho thuê dạng kinh doanh hoặc tư nhân. Và người thuê cũng có thể chia sẻ phòng nếu có nhu cầu. Mọi giao dịch đặt phòng sẽ được thực hiện thông qua Airbnb và có một khoản phí được thu đối với cả người cho thuê hay người thuê.
Trong các kênh OTA, Airbnb được xem là điểm sáng và có chỗ đứng vững chắc trong ngành kinh doanh dịch vụ lưu trú trên toàn thế giới.
6. Ivivu
Thuộc Tập đoàn TMG với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch – khách sạn, Ivivu là một kênh OTA của Việt Nam. Hiện Ivivu đang hỗ trợ bán phòng cho khoảng 2.500 đơn vị lưu trú trong nước và 30.000 đơn vị lưu trú quốc tế.
7. Luxstay

Thêm một kênh OTA khác của Việt Nam chính là Luxstay. Thị trường của Luxstay chủ yếu là căn hộ homestay, hostel, studio, villa…
Thế mạnh của Luxstay là dịch vụ hỗ trợ, chăm sóc khách hàng tốt. Phần mềm có giao diện đơn giản, dễ sử dụng.
8. Vntrip
Đây là hệ thống được phát triển bởi người Việt vào năm 2016 với hơn 11.000 khách sạn trong nước và hơn 1 triệu khách sạn quốc tế.
Bởi dịch vụ chuyên nghiệp và giá phòng tốt mà Vntrip ngày càng thu hút người dùng và trở thành kênh bán phòng online được yêu thích.
9. Expedia

Với lượng người dùng lên đến 25.000.000 mỗi tháng, Expedia là kênh OTA có chất lượng hàng đầu tại thị trường châu Á nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng. Expedia trực thuộc công ty du lịch trực tuyến hàng đầu thế giới Expedia Inc.
Trên đây là 9 kênh OTA phổ biến và có nhiều lựa chọn nhất tại Việt Nam. Hi vọng với những thông tin chia sẻ trong bài, các bạn đã hiểu rõ hơn và OTA là gì và có thể lựa chọn cho mình được kênh OTA phù hợp.