Hợp thức hóa nhà đất là gì? Thủ tục hợp thức hóa nhà đất mới năm 2020

Hợp thức hóa nhà đất là gì? Điều kiện và thủ tục tiến hành hợp thức hóa nhà đất như thế nào? Đây hẳn là những câu hỏi được nhiều người quan tâm khi đang sở hữu tài sản là nhà đất.
Để tìm được câu trả lời cho những thắc mắc trên, bạn có thể tham khảo thông tin từ bài viết sau đây của Nhà Đất Mới.
1. Hợp thức hóa nhà đất là gì?
Hợp thức hóa nhà đất là thuật ngữ thường được dùng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, theo quy định hiện hành, không có bất cứ khái niệm nào mô tả chi tiết về hợp thức hóa nhà đất.
Hợp thức hóa nhà đất chỉ được định nghĩa là việc ghi nhận sự tồn tại hợp pháp của nhà đất trên các văn bản pháp lý. Sau khi hoàn thành xây dựng, sửa chữa, giao dịch so với tình trạng pháp lý trước đó của căn nhà. Bao gồm các vấn đề như thực hiện thủ tục hoàn công, đăng bộ, cập nhật biến động về nhà ở trên đất,…
Tuy nhiên, dựa theo các văn bản điều chỉnh quy định về đất đai đã được ban hành. Có thể hiểu hợp thức hóa nhà đất là việc công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (hay nói cách khác là cấp Sổ đỏ, Sổ hồng).

2. Điều kiện hợp thức hóa nhà đất (cấp Giấy chứng nhận)
Các trường hợp được phép cấp Giấy chứng nhận được quy định rõ trong Luật đất đai 2013, bao gồm:
– Người đang sở hữu, sử dụng nhà đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định.
– Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực.
– Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, thừa kế, cho tặng quyền sử dụng đất. Hoặc người nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người nhận thế chấp quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng để thu hồi nợ.
– Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải đối với tranh chấp đất đai.
– Người trúng đấu thầu, đấu giá quyền sử dụng đất.
– Người sử dụng đất trong khu kinh tế, khu – cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao.
– Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
– Người được Nhà nước hóa giá, thanh lý nhà ở gắn liền với đất.
– Người mua nhà đất thuộc sở hữu Nhà nước.
– Người sử dụng đất hợp thửa, tách thửa.
– Người sử dụng đất đề nghị cấp lại hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận bị mất.

Xem thêm: Thủ tục đính chính Sổ đỏ năm 2020
3. Thủ tục hợp thức hóa nhà đất (cấp Giấy chứng nhận)
Quy trình 1: Người có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận lập hồ sơ đo vẽ nhà đất cụ thể. Có thể lập hồ sơ thông qua trung tâm đo đạc bản đồ thuộc Sở Tài Nguyên và Môi Trường hoặc công ty đo vẽ tư nhân.
Quy trình 2: Nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận tại Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện. Hồ sơ gồm có:
– Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận (theo mẫu).
– Giấy tờ xác minh tình trạng tranh chấp quyền sở hữu nhà đất.
– Giấy tờ xác nhận về nguồn gốc, thời điểm xây dựng và sử dụng nhà đất.
– Giấy tờ xác minh thực địa có phù hợp quy hoạch xây dựng theo Giấy phép xây dựng (trong trường hợp cần thiết).
– Các giấy tờ liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật (01 bản chính, 01 bản sao).
– Bản vẽ sơ đồ nhà đất (đã được kiểm tra nội nghiệp).
– CMND/CCCD, Sổ hộ khẩu (bản sao).
– Giấy tờ xác minh tình trạng hôn nhân.
– Một trong các loại giấy tờ theo Điều 8 Nghị định 88/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Hoặc các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các Khoản 1, 2 và 5 Điều 50 Luật đất đai (01 bản chính và 01 bản sao ).
Quy trình 3: Văn phòng đăng ký đất đai tại quận, huyện tiếp nhận hồ sơ và ra phiếu hẹn.
Quy trình 4: Văn phòng đăng ký đất đai xử lý, thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết. Đồng thời lấy ý kiến của UBND xã, thị trấn về tình trạng sử dụng nhà đất, tình trạng tranh chấp của nhà đất xin cấp Giấy chứng nhận.
Quy trình 5: Nếu nhà đất đủ điều kiện hợp thức hóa, muộn nhất 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện trả kết quả cho người xin cấp Giấy chứng nhận.
* Thuế/phí phải đóng có liên quan đến hợp thức hóa nhà đất (cấp Giấy chứng nhận)
+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận mới: 100.000 đồng.
+ Lệ phí cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận: 50.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin trả lời cho câu hỏi: “Hợp thức hóa nhà đất là gì? Thủ tục hợp thức như thế nào?”. Nếu bạn thấy đây là những kiến thức hữu ích, đừng quên tiếp tục theo dõi Nhà Đất Mới để có thêm nhiều tư vấn pháp lý hiệu quả.