Hướng dẫn cách làm hợp đồng thuê đất nông nghiệp mới nhất năm 2020

Hướng dẫn cách viết mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp đúng nhất theo quy định năm 2020.
Khi dân số ngày càng gia tăng thì quỹ đất ngày càng bị thu hẹp, cũng như ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chính vì vậy, bộ Luật Đất đai Việt Nam đã quy định các giao dịch liên quan đến đất phải được tạo thành một văn bản. Trong đó hợp đồng thuê đất nông nghiệp nhận được sự quan tâm khá lớn. Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết cách làm một bản hợp đồng này trong bài viết dưới đây.
I. Mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp viết tay
Đây là một loại hợp đồng nhận được sự quan tâm của rất nhiều người, đặc biệt là những người dân nơi thôn quê không am hiểu nhiều về luật đất đai.
Tải Mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp tại đây.
Mẫu hợp đồng thuê đất nông nghiệp:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG THUÊ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP
BÊN CHO THUÊ: (gọi tắt là Bên A):
Ông/Bà ……………………
CMND số :……………………
Hộ khẩu thường trú:…………………………
Là chủ sở hữu quyền sử dụng đất
Mục đích sử dụng đất: ………………….; thời hạn sử dụng : lâu dài.
Căn cứ theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở số………
BÊN THUÊ: (gọi tắt là Bên B):
Do ông ( bà):……………………
CMND số : ……………………
Hộ khẩu thường trú :…………………………
Hai bên cùng nhau ký kết Hợp đồng thuê toàn bộ (một phần) quyền sử dụng đất với nội dung như sau:
ĐIỀU 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA HỢP ĐỒNG
Bên A đồng ý cho bên B thuê toàn bộ (một phần) quyền sử dụng đất, diện tích: ….m2 thuộc thửa đất số……………, tờ bản đồ số 2, địa chỉ thửa đất:………………..; mục đích sử dụng đất:……….; thời hạn sử dụng : …………..
Phần diện tích , và vị trí đất cho thuê bên A và bên B cam kết đã tự xác định bằng biên bản riêng.
ĐIỀU 2. THỜI HẠN CHO THUÊ
Thời hạn thuê quyền sử dụng đất nêu trên tại Điều 1 của Hợp đồng này là ………. kể từ ngày …………… đến ngày …………………
ĐIỀU 3. MỤC ĐÍCH THUÊ
Mục đích thuê quyền sử dụng đất nêu trên tại Điều 1 của Hợp đồng này là: thuê để làm ………………………….
ĐIỀU 4. GIÁ THUÊ NHÀ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
* Giá cho thuê là : ……………………………………………..
* Tiền thuê được Bên B thanh toán cho Bên A bằng tiền mặt.
*Phương thức thanh toán: ………………………………………………..
ĐIỀU 5. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A
Bên A có các nghĩa vụ sau đây:
– Giao quyền sử dụng đất cho bên B theo đúng ngày Hợp đồng có giá trị và đảm bảo cho bên B được sử dụng đất tron vẹn và riêng rẽ trong thời gian thuê.
– Đăng ký việc cho thuê quyền sử dụng đất.
– Chuyển giao đất đúng như đã thỏa thuận tại điều 1 nêu trên cho bên B.
– Kiểm tra, nhắc nhở bên B bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;
– Nộp thuế sử dụng đất;
– Báo cho bên B về quyền của người thứ ba đối với thửa đất, nếu có.
Bên A có các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên B trả đủ tiền thuê;
– Yêu cầu bên B chấm dứt ngay việc sử dụng đất không đúng mục đích, huỷ hoại đất hoặc làm giảm sút giá trị của đất; nếu bên B không chấm dứt hành vi vi phạm, thì bên A có quyền đơn phương đình chỉ hợp đồng, yêu cầu bên B hoàn trả đất và bồi thường thiệt hại;
ĐIỀU 6. NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B
Bên B có các nghĩa vụ sau đây:
– Sử dụng đất đúng mục đích, đúng thời hạn thuê;
– Không được huỷ hoại, làm giảm sút giá trị sử dụng của đất;
– Trả đủ tiền thuê theo phương thức đã thoả thuận;
– Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường; không được làm tổn hại đến quyền, lợi ích của người sử dụng đất xung quanh;
– Không được cho người khác thuê lại quyền sử dụng đất nếu không được bên A đồng ý bằng văn bản.
– Trả lại đất sau khi hết thời hạn thuê;
Bên B có các quyền sau đây:
– Yêu cầu bên A giao thửa đất đúng như đã thoả thuận;
– Được sử dụng đất ổn định theo thời hạn thuê đã thoả thuận;
– Được hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất.
ĐIỀU 7. CAM KẾT CỦA CÁC BÊN
Bên A và Bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cùng cam kết sau đây :
Đã khai đúng sự thật và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của những thông tin về nhân thân đã ghi trong hợp đồng này.
Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả những thỏa thuận với Bên B đã ghi trong hợp đồng này; nếu bên nào vi phạm mà gây thiệt hại, thì phải bồi thường cho bên kia hoặc cho người thứ ba (nếu có).
Trong trường hợp bất khả kháng mà không thể tiếp tục việc thuê nhà trên thì các bên có quyền chấm dứt hợp đồng nhưng phải thông báo cho bên kia biết trong thời hạn 30 ngày. Trong thời hạn này, khi có sự thống nhất ý kiến của bên kia , hai bên có thể kết thúc hợp đồng cho thuê trước thời hạn.
ĐIỀU 8. TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG
Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết; trong trường hợp không tự giải quyết được, cần phải thực hiện bằng cách hòa giải; nếu hòa giải không thành thì đưa ra Tòa án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
ĐIỀU 9. ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Hai bên đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng (chứng thực) này, sau khi đã được nghe lời giải thích của người có thẩm quyền công chứng dưới đây.
Hai bên đã tự đọc lại hợp đồng này, và xác định đã hiểu và đồng ý tất cả các điều khoản ghi trong hợp đồng này.
Hợp đồng này gồm 03 bản chính (mỗi bản gồm 05 tờ, 05 trang), có giá trị pháp lý ngang nhau. Mỗi bên giữ 01 bản, lưu tại Văn Phòng Công Chứng 01 bản.
BÊN A BÊN B
II. Thông tin về hợp đồng thuê đất nông nghiệp
1. Các đối tượng được thuê đất nông nghiệp
Theo Điều 56 Luật Đất đai năm 2013 quy định 2 phương thức thanh toán tiền khi thuê đất nông nghiệp là:
- Thuê đất trả tiền hàng năm
- Thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê

Vì vậy, đối tượng được thuê đất nông nghiệp bao gồm:
- Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
- Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật Đất đai
- Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
Xem thêm: Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất
2. Thủ tục làm hợp đồng thuê đất nông nghiệp
2.1. Đất nông nghiệp là của cá nhân, tổ chức
Nếu đất nông nghiệp là của cá nhân, tổ chức thì người muốn thuê đất phải làm việc với chủ sở hữu đất đó.
Sau đó, bạn phải công chứng, chứng thực hợp đồng thuê đất tại UBND xã, phường, văn phòng có thẩm quyền.

2.2. Đất nông nghiệp là của Nhà nước
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Người thuê đất chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin cho thuê đất
- Bản đồ địa chính khu đất
- Văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất
Bước 2: Nộp hồ sơ
Người thuê đất nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và đợi kết quả trả lời tại Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Xem thêm: Có nên mua đất ruộng, đất nông nghiệp không?
3. Lưu ý khi làm hợp đồng thuê đất nông nghiệp
Bạn cần lưu ý một số điều khi làm hợp đồng thuê đất nông nghiệp:
- Người cho thuê phải là chủ sử dụng của mảnh đất, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Trong mẫu hợp đồng thuê quyền sử dụng đất, nhóm người sử dụng đất tham gia ký Hợp đồng phải là tất cả các thành viên trong nhóm ký tên hoặc có văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật về dân sự
- Bên tham gia hợp đồng là tổ chức thì người ký phải là người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó, nếu sai người đại diện thì hợp đồng sẽ vô hiệu
Các điều khoản trong hợp đồng sẽ chấm dứt khi:
- Thời hạn thuê hết và không được gia hạn
- Các bên quyết định chấm dứt
- Nhà nước thu hồi đất
- Một trong các bên đơn phương kết thúc hợp đồng, hủy bỏ hợp đồng
- Bên thuê quyền sử dụng đất là cá nhân chết mà trong hộ gia đình của người đó không còn thành viên nào khác hoặc có nhưng không có nhu cầu tiếp tục thuê
- Do bị thiên tai nên diện tích đất thuê không còn được sử dụng
- Những trường hợp khác quy định bởi pháp luật
Trên đây là toàn bộ thông tin, nội dung, lưu ý khi làm hợp đồng thuê đất nông nghiệp. Bạn có thể tham khảo nhiều mẫu hợp đồng nhà đất khác trên nhadatmoi.net.