Hướng dẫn xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu theo quy định pháp luật
Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Cần xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào? Chia sẻ những trường hợp hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu và cách xử lý đúng nhất.
Trong mua bán, cho thuê nhà đất, hợp đồng đặt cọc rất phổ biến để đảm bảo giao dịch giữa hai bên. Trong một số trường hợp đặc biệt, hợp đồng này không còn hiệu lực, gọi là hợp đồng vô hiệu. Trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ về hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào và cách xử lý cụ thể.
I. Những điều cần biết về hợp đồng đặt cọc
Đặt cọc là việc bên đặt cọc trao cho bên nhận cọc một khoản tài sản (tiền, vàng, đá quý hoặc các vật có giá trí khác). Khoản tiền này để đảm bảo cho các trường hợp sau:
- Giao kết hợp đồng: Các bên tham gia thảo luận về việc xác lập việc chấm dứt hoặc thay đổi các quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng đã có (phải tuân theo những nguyên tắc của pháp luật).
- Thực hiện hợp đồng: 2 bên thực hiện đảm bảo những nội dung đã cam kết trong hợp đồng được thực hiện.
Các trường hợp xảy ra khi các bên thực hiện đặt cọc là:
- Khi hợp đồng được giao kết/thực hiện thành công. Tài sản đặt cọc sẽ được trừ vào khoản tiền giao dịch sau đó. Hoặc được trả lại cho bên đặt cọc.
- Bên nhận cọc từ chối việc giao kết/thực hiện thì phải có nghĩa vụ trả lại tài sản đặt cọc. Đồng thời, phải thực hiện đền bù thêm một khoản tài sản theo thỏa thuận. Thông thường là tương đương với phần tài sản đã cọc.
- Bên đặt cọc từ chối giao kết/thực hiện thì phần tài sản đã đặt cọc thuộc về bên còn lại.
Đặt cọc chính là hình thức đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ giữa hai bên. Do đó, hình thức này cần phải được xác lập thành văn bản. Văn bản được thành lập giữa các bên này được gọi là hợp đồng đặt cọc.

II. Hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi nào?
Theo quy định của pháp luật, giao dịch dân sự có hiệu lực phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Chủ thể tham gia giao dịch có đầy đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật dân sự để thực hiện các giao dịch được xác lập.
- Các bên tham gia trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc, không bị lừa dối.
- Nội dung của giao dịch trong hợp đồng đặt cọc không vi phạm pháp luật, đạo đức xã hội.
Đặt cọc cũng thuộc một hình thức của giao dịch dân sự. Do đó, hợp đồng đặt cọc vô hiệu khi vi phạm một trong những điều kiện đã liệt kê trên.
Ví dụ các trường hợp hợp đồng đặt cọc bị hủy bỏ:
- Người tham gia hợp đồng chưa đủ 18 tuổi.
- Người tham gia hợp đồng không có đủ thẩm quyền với tài sản giao dịch.
- ….

Xem thêm: Kinh nghiệm ký hợp đồng mua chung cư tránh rủi ro khi giao dịch
III. Xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu
Xử lý hợp đồng đặt cọc vô hiệu chính là việc khôi phục lại tình trạng giống như trước khi hợp đồng được xác lập.
1. Trường hợp không bị phạt cọc
Nếu cả hai bên cùng có lỗi hoặc do các trường hợp khách quan thì không bị phạt cọc. Trường trường hợp này sẽ thực hiện khôi phục tài sản và hoàn trả theo hiện trạng ban đầu.
Khi hợp đồng bị vô hiệu, các bên phải thực hiện khôi phục lại tất cả các điều kiện theo hiện trạng tại thời điểm xác lập hợp đồng:
- Khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản và thực hiện hoàn trả.
- Nếu tài sản đã bị làm hư hỏng hay giảm giá trị, phải được thực hiện phục hồi, sửa chữa và nâng cấp.
- Trong trường hợp tài sản đã gia tăng giá trị so với thời điểm xác lập, bên nhận hoàn trả tài sản phải thanh toán phần giá trị gia tăng tương ứng cho bên còn lại.

2. Bên gây ra lỗi phải thực hiện bồi thường
Nếu một bên gây ra lỗi khiến hợp đồng bị vô hiệu thì phải bồi thường cho bên còn lại. Trách nhiệm bồi thường không bao gồm các thiệt hại về tinh thần.
Việc thực hiện bồi thường khi gây ra lỗi khiến hợp đồng vô hiệu cũng không phải là việc bồi thường thiệt hại theo những trách nhiệm đã quy định trong hợp đồng.

Trong các giao dịch mua bán/cho thuê nhà đất, hình thức đặt cọc vô cùng phổ biến để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ giữa hai bên. Trên đây là những vấn đề xoay quanh chủ đề hợp đồng đặt cọc vô hiệu bạn cần lưu ý. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn có thể áp dụng vào trong chính cuộc sống để có những giao dịch thuận lợi hơn.