Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất đơn giản, đầy đủ nhất
Hợp đồng đặt cọc mua đất là thứ không thể thiếu khi mua bán nhà đất. Hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản giúp đảm bảo chắc chắn cho các giao dịch mua bán được diễn ra an toàn, chính xác. Các loại hình bất động sản như căn hộ chung cư, nhà, đất thường có giá trị tài chính rất lớn. Chính vì thế, hợp đồng cần được ghi rõ và thỏa thuận do 2 bên thương lượng.
Dưới đây, Bất Động Sản Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ cách làm hợp đồng và các mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất đơn giản và đầy đủ nhất. Mời các bạn tham khảo!
I. Hợp đồng đặt cọc mua đất
1. Hợp đồng đặt cọc mua bán đất là gì?
Theo điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định: “Đặt cọc là hình thức bên nhận đặt cọc nhận một khoản tiền hoặc tài sản đặt cọc như: kim khí quý, đá quý, các vật có giá trị khác… của bên đặt cọc trong một thời hạn để bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng được diễn ra”.

Theo đó, hợp đồng đặt cọc mua đất là một loại hợp đồng chuyên dụng, được sử dụng khi thực hiện giao dịch mua bán đất đai.
Khi thủ tục mua bán đất đai được diễn ra, khoản tiền đặt cọc sẽ được trả lại bên đặt cọc. Nhưng nếu trong trường hợp hợp đồng mua bán đất không được diễn ra do:
- Bên đặt cọc từ chối ký hợp đồng: tiền đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc
- Bên nhận đặt cọc từ chối ký hợp đồng: phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc (tùy theo thỏa thuận trong hợp đồng)
2. Quyền và nghĩa vụ của 2 bên
2.1. Bên đặt cọc
Theo Điều 30 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, quyền của bên đặt cọc bao gồm:
- Thanh toán cho bên nhận đặt cọc tiền đặt cọc hay tài sản đặt cọc
- Thực hiện việc đăng ký quyền sở hữu tài sản đặt cọc cho bên nhận đặt cọc theo quy định của pháp luật
Theo Điều 31 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, nghĩa vụ của bên đặt cọc là có quyền yêu cầu bên nhận đặt cọc ngừng việc sử dụng tài sản đặt cọc nếu do sử dụng mà tài sản có nguy cơ bị mất giá trị, giảm sút giá trị.

2.2. Bên nhận đặt cọc
Theo Điều 32 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, quyền của bên nhận đặt cọc là có thể sở hữu tài sản đặt cọc nếu bên đặt cọc từ chối giao kết, thực hiện hợp đồng.
Theo Điều 33 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định, nghĩa vụ của bên nhận đặt cọc bao gồm:
- Bảo quản, giữ gìn tài sản đặt cọc, không được khai thác, sử dụng tài sản đó
- Không được xác lập giao dịch đối với tài sản đặt cọc trừ trường hợp bên đặt cọc, bên ký cược đồng ý
3. Mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay có hiệu lực không?
Theo Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015, mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay chỉ là thỏa thuận giữa các bên tham gia, không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hay có người làm chứng.
Mặt khác, theo Điều 117 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định, giao dịch dân sự có hiệu lực khi đảm bảo các điều kiện như sau:
- Chủ thể có năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập
- Chủ thể tham gia giao dịch dân sự là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc
- Nội dung và mục đích của giao dịch dân sự không trái đạo đức xã hội, không vi phạm điều cấm của luật

Do đó, mẫu giấy đặt cọc mua đất viết tay không công chứng, chứng thực nhưng đảm bảo đủ những điều kiện trên thì vẫn có hiệu lực.
II. Mẫu giấy, hợp đồng đặt cọc mua bán đất đơn giản
1. Nội dung hợp đồng đặt cọc mua đất
Trong một hợp đồng đặt cọc mua bán đất thường có những nội dung cơ bản như sau:
- Tên hợp đồng
- Thông tin các chủ thể tham gia hợp đồng
- Thông tin mảnh đất
- Giá bán, phương thức thanh toán (tiền mặt hay chuyển khoản)
- Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Phương thức giải quyết tranh chấp
- Cam kết chung
2. Điều khoản
Theo khoản 2 Điều 398 Bộ luật dân sự 2015, các điều khoản trong giấy đặt cọc mua đất bao gồm:
- Thông tin cơ bản của bên bán và bên mua: họ và tên, năm sinh, chứng minh nhân dân, địa chỉ, số điện thoại,…
- Thông tin mảnh đất: diện tích, vị trí, tình trạng sử dụng,…
- Số tiền đặt cọc
- Thời gian hai bên thực hiện giấy tờ thủ tục pháp lý
- Các đợt thanh toán tiền tiếp theo, phương thức thanh toán
- Phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại
- Điều khoản chấm dứt hợp đồng, đơn phương chấm dứt hợp đồng
- Hai bên ký nhận, kết thúc giai đoạn đặt cọc để chuyển qua giai đoạn ký kết giấy mua bán đất
III. Lưu ý khi làm mẫu giấy đặt cọc mua đất
1. Khi nào hợp đồng đặt cọc mua đất vô hiệu?
Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 như trên, giấy đặt cọc mua đất vô hiệu khi không đáp ứng đủ các điều kiện về chủ thể, nội dung và hình thức.
2. Lưu ý khi điền hợp đồng đặt cọc mua đất
Khi thực hiện giấy đặt cọc mua đất, bạn phải điền đầy đủ các thông tin như:
- Thông tin người đặt cọc và người nhận đặt cọc
- Thông tin mảnh đất cùng tài sản gắn liền đất
- Ghi rõ ràng số tiền đặt cọc cùng đơn vị là tiền Việt Nam hay ngoại tệ
Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của Nhà Đất Mới về mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất đơn giản, đầy đủ nhất. Hy vọng bạn đã có thể thực hiện hợp đồng đặt cọc một cách dễ dàng, thuận lợi mà không gặp khó khăn, rắc rối nào.
Ngoài ra, tại chuyên mục LUẬT NHÀ ĐẤT của chúng tôi cũng thường xuyên cập nhật những biểu mẫu và các bài viết tư vấn luật nhà đất đầy đủ, chính xác. Hãy tham khảo ngay nhé!
Nguồn: Nhadatmoi.net