Các kiểu mái nhà đẹp hiện đại: Mái nhà cấp 4, nhà 2 tầng
Các kiểu mái nhà đẹp, ấn tượng dễ thi công và tiết kiệm chi phí xây dựng luôn là sự lựa chọn hàng đầu. Mái nhà là thành phần quan trọng có ảnh hưởng lớn đến kết cấu, chất lượng và thẩm mỹ của ngôi nhà. Thiết kế mái chuẩn và đẹp mắt sẽ tạo nên nét ấn tượng trong kiến trúc. Đảm bảo sự an toàn và dễ dàng hơn cho việc bảo dưỡng, sửa chữa về sau.
Trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ những mẫu mái nhà cấp 4, 2 tầng và những lưu ý. Mời các bạn tham khảo
I. Mái nhà là gì ?
Mái nhà là bộ phần nằm ở phía trên cùng của ngôi nhà, giúp che phủ các phần kết cấu phía trong. Bộ phận này có vai trò:
- Là lớp bảo vệ ngôi nhà trước sự ảnh hưởng của điều kiện thời tiết như: nắng, mưa, gió, độ ẩm, bụi bẩn, tác động của các vật thể bên ngoài,…
- Đảm bảo tính thẩm mỹ cho toàn bộ thiết kế mái nhà đẹp: tạo nên sự hài hòa và ấn tượng về vẻ đẹp kiến trúc.
- Có tác động đến phong thủy: Mái nhà được coi là nơi tụ khí, tích tụ nguồn năng lượng và vượng khí của toàn bộ ngôi nhà. Do đó, bộ phận này góp phần quan trọng để đảm bảo nguồn vượng khí, may mắn, tài lộc, sức khỏe cho các thành viên trong nhà.
II. Thành phần tạo nên kết cấu của mái nhà
1. Thành phần tạo nên kết cấu chịu lực
Mái nhà là bộ phận ở trên cùng nên cần phải đảm bảo về độ chịu lực để tải được trọng lượng của nó và những tác động từ phía bên ngoài (ngoại lực tác động nên mái nhà). Thành phần này bao gồm: lớp giằng chịu lực, xà gồ, bán kèo, vì kèo, cầu phong, tường thu hồi. Tùy thuộc vào từng loại mái nhà các phần kết cấu này sẽ có sự khác biệt.
2. Thành phần tạo nên kết cấu bao phủ
Mái nhà đẹp phải bền vững trước những tác động từ thời tiết. Do đó ngoài tác dụng chịu lực phải đảm bảo chống mưa nắng, chống thấm, cách nhiệt,…
Vì thế, lớp lợp trên cùng phải là thành phần bao phủ chất lượng. Thông thường, các loại vật liệu bao phủ được sử dụng là: ngói, tôn, Li tô, tấm phipro ximang,…

III. Các kiểu mái nhà đẹp ấn tượng
1. Mái bằng
Mẫu mái nhà đẹp hiện đại với thiết kế là mái bằng thường gặp và phù hợp với nhà phố, nhà cấp 4. Kiểu kiến trúc hình khối kết hợp với thiết kế mái bằng sẽ tạo nên đường nét đơn giản nhưng không kém phần ấn tượng.
Mái bằng thường được thi công từ chất liệu chính là bê tông. Kiểu thiết kế và vật liệu tạo nên các ưu và điểm của loại mái này như sau:
Về mặt ưu điểm:
- Mái nhà nên khả năng chịu lực cao, tạo nên một tổng thể vững chãi và chắc chắn. Độ dốc của mái chỉ 5-8% nên có khả năng chống chịu gió bão rất tốt.
- Chất liệu bê tông cho phép chống cháy, kết cấu bền vững, độ bền cao.
- Với kiểu mái bằng thì khu vực mái nhà có thể được tận dụng để làm sân thượng, các khu vui chơi, thư giãn, vườn cây trên cao.
- Phù hợp với kiểu kiến trúc hiện đại, ấn tượng, đơn giản.
- Thi công không quá phức tạp, chi phí hợp lý hơn so với nhiều kiểu mái nhà khác.
Về mặt nhược điểm:
- Chất liệu bê tông có mức hấp thụ nhiệt khá cao. Do đó, khi sử dụng loại mái này cần có các biện pháp cách nhiệt, chống nóng tốt.
- Mái có độ dốc rất thấp nên khả năng thoát nước chậm, dễ ngấm nước xuống các thành phần bên dưới. Cho nên, tình trạng mốc, loang lổ gây mất thẩm mỹ là vấn đề thường gặp.

>>>> Xem thêm: Tổng hợp mẫu thiết kế nhà mái thái 2 tầng hoàn hảo cho không gian sống
2. Mái nghiêng (mái có độ dốc)
Mái nghiêng là một trong những kiểu mái nhà đẹp đơn giản phổ biến nhất tại Việt Nam. Loại mái này có thiết kế khá linh hoạt và nhiều biến thể như:
- Kiểu mái gồm nhiều 2 khối mái thiết kế kiểu lệch hoặc đối xứng.
- Kiểu mái chỉ gồm mặt phẳng nghiêng với độ dốc lớn.
Ưu điểm của thiết kế mái dốc:
- Linh hoạt trong kiểu thiết kế, tạo nên kiến trúc độc đáo, ấn tượng.
- Phù hợp với các công trình cần tạo nên điểm nhấn đẹp mắt, bề thế và sang trọng.
- Độ nghiêng của mái giúp tăng khả năng tỏa nhiệt, thoát nước, giúp không gian thoáng đãng và thông thoáng khí hơn.
Nhược điểm của thiết kế mái dốc:
- Có thiết kế phức tạp hơn, cần có sự tính toán kỹ lưỡng về phần kết cấu chịu lực để đảm bảo độ an toàn cho công trình.
- Cần có thiết kế hài hòa với tổng thể phong cách kiến trúc của ngôi nhà, tính toán tỉ lệ mái và thiết kế phù hợp.
- Không tận dụng được khu vực phía trên mái để mở rộng không gian sống cho gia đình.


>>>> Xem thêm: 12 mẫu nhà cấp 4 mái thái 300 triệu đẹp, tiện nghi nhất 2020
3. Mái vòm
Mái vòm là kiểu thiết kế đặc trưng của các công trình phương tây, mang nét cổ xưa, độc đáo và sang trọng. Hiện nay, các thiết kế bungalow, homestay, khách sạn,… khá ưa chuộng kiểu mái này vì vẻ đẹp ấn tượng.
Kiểu mái này được thiết kế từ các đường cong đặc trưng và có thể kết hợp giữa nhiều vật liệu khác nhau.
Ưu điểm của thiết kế mái nhà đẹp – mái vòm:
- Các đường cong đặc trưng có khả năng chống chịu thời tiết tốt, giảm tác động từ gió, bão hay động đất.
- Thiết kế sang trọng, đẹp mắt, phù hợp với phong cách thiết kế cổ điển phương Tây.
- Đảm việc thoát nước, thông khí tốt.
Các nhược điểm của thiết kế mái vòm
- Đòi hỏi sự am hiểu về kiến trúc phương Tây, kết cấu và vật liệu để thiết kế đảm bảo chất lượng và thẩm mỹ.
- Cần có sự kết hợp vật liệu khéo léo để thiết kế mái ấn tượng và phù hợp về công năng.
- Không thể tận dụng được khu vực bên trên mái để mở rộng không gian.

Trên đây là các kiểu mái nhà đẹp và dễ thi công mà bạn không thể bỏ qua. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã có thêm ý tưởng để vận dụng trong cuộc sống.