Gạch ceramic là gì? Có bao nhiêu loại gạch ceramic trên thị trường?
Gạch Ceramic là gì? Đây là loại gạch tạo thành từ hỗn hợp 30% bột đá, 70% đất sét và chất liệu tự nhiên nung trong lò. Gạch gốm có nhiều ứng dụng thực tế.
Hiện nay, khi nhắc đến việc thi công lát sàn, ốp tường thì không thể nhắc đến các loại gạch ốp lát, đặc biệt là gạch ceramic. Đây là loại gạch có những ưu điểm, tính năng vượt trội hơn các loại gạch ốp lát khác. Vậy gạch ceramic là gì? Ưu điểm của gạch ceramic như thế nào? Có bao nhiêu loại gạch ceramic trên thị trường?
Hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu khái niệm này trong bài viết dưới đây.
I. Gạch ceramic là gì?
1. Khái niệm

Gạch ceramic là một loại vật liệu được tạo thành từ hỗn hợp của cát đá, đất sét và các chất liệu tự nhiên nung trong lò nhiệt độ cao. Đây là loại gạch không đồng chất, bao gồm lớp men mỏng phủ trên bề mặt được in hoa văn đa dạng và phần xương gạch.
Nhiều người thường lầm tưởng gạch ceramic (gốm) và gạch Porcelain (sứ) là một. Nhưng thực chất chúng rất khác nhau. Gạch gốm không dày và dễ bị nứt vỡ hơn so với gạch sứ. Gạch gốm cũng dễ thấm nước hơn nên thường không được sử dụng ngoài trời.
Gạch gốm được sử dụng để ốp tường, lát sàn với nhiều kích thước khác nhau từ 90cm2 – 1m2 và có độ dày từ 5 – 25mm.
2. Ưu điểm

Gạch ceramic có những ưu điểm nổi bật hơn các loại gạch ốp lát thông thường khác như:
- Màu sắc luôn bền trong mọi điều kiện khắc nghiệt của môi trường, không bị ố mốc, rạn nứt, phù hợp với tất cả các không gian
- Có khả năng chống trầy xước, chống trơn trượt với độ cứng bề mặt cao
- Đa dạng về mẫu mã: gạch Ceramic có nhiều họa tiết hoa văn khác nhau cùng kích thước đa dạng giúp người dùng có thể thoải mái lựa chọn
- Giá cả phải chăng và dễ ứng dụng, độ bám dính của gạch tốt giúp tăng thời gian sử dụng
3. Nhược điểm
Ngoài ra, gạch ceramic còn tồn tại một số nhược điểm như:
- Không phải tất cả các sản phẩm gạch ceramic đều có lớp phủ chống thấm
- Nếu muốn tạo sự liên kết của gạch cần phải dùng vữa xi măng để lót nên tốn kém hơn
II. Có những loại gạch ceramic trên thị trường? 5 loại gạch chính
Gạch ceramic được chia thành 5 loại:
1. Theo công nghệ sản xuất
Theo công nghệ sản xuất, gạch ceramic có 2 loại:
- Gạch tráng men: bề mặt được bao phủ một lớp men màu khiến cho viên gạch có sự độc đáo ở cả góc độ thẩm mỹ (màu sắc, độ sáng, kết cấu) và góc độ công nghệ (độ cứng, độ hút nước)
- Gạch không tráng men: loại gạch đồng chất trên cả viên gạch và không cần tráng một lớp men trên bề mặt gạch; màu sắc và hoa văn trên viên gạch được pha trộn chất liệu khác hoặc màu khác với xương gạch rồi được nung ở nhiệt độ cao
2. Theo độ hút nước

Độ hút nước của viên gạch phụ thuộc vào các lỗ vi. Các lỗ vi này thường liên kết với nhau ở phần xương gạch và chỉ có thể nhìn thấy dưới kính hiển vi.
3. Theo kỹ thuật ép và đùn
Đây là 2 kỹ thuật sản xuất gạch ceramic khác nhau:
- Gạch ép: được tạo hình bằng cách dùng máy tạo áp lực ép lên bột liệu
- Gạch đùn: được hình thành bằng cách cho nguyên liệu ở dạng bột nhão, sau đó đùn qua một lỗ đặc biệt để tạo hình
4. Theo màu sắc của xương
Nếu phân loại theo màu, gạch ceramic sẽ có màu đỏ, trắng, xám nhạt. Màu sắc của gạch phụ thuộc vào nguyên liệu sản xuất chúng.
5. Theo công năng sử dụng
Với công năng sử dụng, gạch ceramic sẽ chia thành 2 loại:
- Ốp tường hay lát sàn
- Sử dụng trong nhà hay ngoài trời
Để có thể lựa chọn loại gạch phù hợp, bạn phải biết được diện tích khu vực bạn cần thi công:
- Diện tích nhỏ: nên chọn gạch có kích thước 30x30cm, 40x40cm
- Diện tích lớn: nên chọn gạch có kích thước 50x50cm, 60x60cm
III. Quy trình sản xuất gạch ceramic
Quy trình sản xuất gạch ceramic được thực hiện qua những bước sau đây:

1. Bước 1: Chuẩn bị bột xương
- Nguyên liệu chính để làm xương gạch là đất sét và tràng thạch
- Cần sử dụng đúng định lượng và nghiền mịn trộn với nhau trong độ ẩm 36%
- Khuấy hỗn hợp này để tạo thành hỗn hợp dạng lỏng
- Sàng lọc, lọc sát từ rồi bơm vào lò sấy phun
- Hỗn hợp sau khi sấy sẽ cho ra dạng bột và có độ ẩm chỉ khoảng 6%
2. Bước 2: Ép, sấy gạch
- Bột sẽ được ép bằng máy có lực ép là 2500 tấn tạo thành gạch mộc
- Vệ sinh gạch mộc khỏi bụi bẩn và chuyển vào lò sấy
- Thời gian sấy là 75 phút với nhiệt độ khoảng 250 độ C
3. Bước 3: Tráng men, nung gạch
- Sau khi sấy, gạch được tráng men, làm sạch và in hoa văn, họa tiết
- Cuối cùng di chuyển đến lò nung ở nhiệt độ 1150-1180 độ C để tạo ra sản phẩm là gạch ceramic
Như vậy, Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn khái niệm gạch ceramic là gì và các loại gạch ceramic hiện có trên thị trường. Với những ưu điểm nổi bật mà gạch ceramic mang lại, đây chắc hẳn sẽ là là loại gạch đáp ứng mọi yêu cầu sử dụng của bạn, kể cả với những người khó tính nhất.
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới