Độ cao trần nhà hợp lý theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng
Nếu ngôi nhà 01 tầng có lẽ sẽ dễ dàng hơn khi bạn lựa chọn chiều cao trần nhà. Tuy nhiên với những ngôi nhà cao tầng cần phải biết cách lựa chọn chiều cao mỗi tầng, trần sao cho phù hợp với từng công năng mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
Vậy, độ cao trần nhà hợp lý dựa theo tiêu chuẩn thiết kế xây dựng là bao nhiêu? Hãy cùng Nhà Đất Mới đi tìm lời giải đáp dưới bài viết sau đây.
1. Độ cao trần nhà hợp lý theo quy định

- Độ cao trần nhà là 3m trở xuống, tính từ mặt sàn dưới lên mặt sàn trên của trần nhà 01 tầng.
- Độ cao trần là 3,4m trở xuống, tính từ mặt sàn trên xuống mặt sàn dưới của nhà cao tầng.
- Độ cao trần là 3,5m trở xuống, tính từ độ cao vỉa hè cho đến đáy ban công (trường hợp ban công nhô ra khỏi ranh lộ giới).
2. Độ cao trần nhà hợp lý dựa theo kiến trúc nhà ở

Một ngôi nhà với trần nhà cao cùng không gian nhà nhỏ sẽ khiến bạn cảm thấy thoáng mát, dễ chịu. Nhưng cũng sử dụng trần nhà cao cho không gian nhà rộng sẽ khiến căn nhà trở nên trống trải, lạnh lẽo.
Do đó việc xác định chiều cao trần các phòng của ngôi nhà cần được tính toán kỹ càng để đảm bảo cả công năng và thẩm mỹ.
- Nên thiết kế trần phòng khách cao hơn các phòng khác (đôi khi là gấp đôi). Bởi đây là nơi đón khách, tụ họp của các thành viên trong gia đình, nên cần phải có không gian rộng rãi, thoáng mát. Chiều cao hợp lý nhất trong khoảng từ 3,6m – 5m.
- Phòng ăn, phòng bếp, phòng làm việc, phòng ngủ cần tạo được không gian thư giãn, ấm cúng. Do đo, độ cao hợp lý của các phòng này nên dao động trong khoảng từ 3m – 3,3m.
- Hầm để xe, phòng kho, phòng tắm là những nơi có tần suất sử dụng thấp. Do đó, các gian phòng này chỉ nên thiết kế với độ cao vừa đủ để tiết kiệm chi phí xây dựng và tối ưu không gian sinh hoạt. Độ cao hợp lý từ là khoảng từ 2,4m – 2,7m.
- Phòng thờ là nơi cần sự trang nghiêm, độ cao trần cũng không nên để thấp hơn các phòng thông dụng khác trong nhà. Độ cao hợp lý nên trong khoảng từ 4m – 5m.
3. Độ cao trần nhà hợp lý theo điều kiện khí hậu

- Những căn nhà ở các khu vực có thời tiết khắc nghiệt, tần suất sử dụng điều hòa nhiệt độ lớn. Độ cao trần nhà chỉ nên để ở mức vừa phải, không quá cao để tiết kiệm năng lượng sưởi ấm hoặc làm mát cho toàn bộ căn nhà.
Chiều cao hợp lý để tiết kiệm năng lượng cho căn nhà nên là từ 3m – 3,3m.
- Những khu vực có khí hậu dễ chịu, thuận lợi thì cần sự lưu thông khí tự nhiên. Vậy nên, thiết kế trần nhà có thể cao hơn, vào khoảng từ 3,6m – 4,5m.
4. Độ cao trần hợp hợp lý theo điều kiện kinh tế

Kinh phí xây dựng sẽ càng lớn nếu thiết kế tầng, trần nhà càng cao. Cùng với đó sẽ là các khoản chi phí bảo dưỡng, hoạt động cũng nhiều hơn so với những căn nhà thấp trần.
Do vậy, đối với nhà ở thông dụng thì chiều cao trần các phòng chỉ nên làm ở 03 mức cơ bản như sau:
- Phòng thấp nên thiết kế trần có độ cao từ 2,4m – 2,7m.
- Phòng tiêu chuẩn nên thiết kế trần có độ cao từ 3m – 3,3m.
- Phòng cao nên thiết kế trần có độ cao từ 3,6m – 5m.
Ngoài ra, các gia chủ còn căn cứ vào quy hoạch chung của khu vực, chức năng sử dụng của từng căn phòng để có thể chọn chiều cao trần nhà hợp lý.
Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Nhà Đất Mới về cách xác định độ cao trần nhà hợp lý dựa theo quy chuẩn thiết kế xây dựng. Nếu bạn thấy đây là những thông tin hữu ích, hãy tiếp theo dõi các bài viết tiếp theo để có thêm nhiều tư vấn kiến trúc nhà ở hợp lý.
Cơ hội không chờ đợi ai, Đăng ký nhận tin miễn phí ngay TẠI ĐÂY!