Giải đáp 101 những điều kiêng kỵ ngày Tết cần lưu ý để cả năm may mắn, bình an
Có nhiều việc làm dịp Tết là điều cấm kỵ, có tục lệ không hợp lý với hiện tại. Vậy những điều kiêng kỵ ngày Tết thực sự bạn cần tránh là gì?
Những điều kiêng kỵ ngày Tết và những điều nên làm đầu năm luôn được nhiều người quan tâm. Bởi người Việt ta luôn quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, đầu năm may mắn thì cả năm sẽ suôn sẻ, thuận lợi.
Hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu đâu là những kiêng kỵ ngày Tết cần tránh nhé!
I. Những điều kiêng kỵ khi chuẩn bị bàn thờ đón Tết
Trang trí bàn thờ ngày Tết là công việc quan trọng đối với mỗi gia đình Việt từ xưa đến nay. Việc dọn dẹp, trang trí bàn thờ đặc biệt còn là nét văn hóa tâm linh cần phải đặc biệt lưu ý tránh xui xẻo, mất lộc.
1. Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ ngày Tết
Bàn thờ là nơi thờ cúng nghiêm trang, tôn kính nhất trong gia đình. Khi lau dọn bàn thờ gia chủ cần tránh những điều sau:
- Không dùng nước lạnh để rửa bài vị.
- Không làm đổ vỡ đồ đạc trên bàn thờ.
- Không được di chuyển bát hương cũng như cầm bát hương đổ hết tro ra ngoài.
- Không lau bài vị tổ tiên trước bài vị Phật.
- Sử dụng khăn sạch, nước sạch để lau dọn bàn thờ.
2. Những loài hoa kiêng đặt trên bàn thờ ngày Tết
Hoa tượng trưng cho cái đẹp, cho lòng thành kính của con cháu với thần linh và ông bà tổ tiên. Tuy nhiên, không phải loài hoa nào cũng được phép đặt trên bàn thờ ngày Tết.
Những loài hoa cần tránh đặt trên bàn thờ như:
- Hoa giả, hoa nhựa: bởi chúng sẽ khiến lòng thành trở nên không thành thật.
- Hoa ly: hoa ly thường được dùng trên bàn thờ thánh Mẫu và tránh dùng trên bàn thờ gia tiên vì quan niệm sợ chia ly, ly tán.
- Hoa phong lan: Nhiều người quan niệm chữ “phong” của phong lan gần nghĩa với phong tình, phóng túng không nên đặt trên bàn thờ gia tiên.
- Hoa đại: Mặc dù là loài hoa thường được trồng tại chùa, miếu, đền. Thế nhưng nhiều nhà văn hóa tâm linh cho rằng hoa đại là nơi trú ngụ của ma quỷ, không nên đặt trên bàn thờ.
- Hoa cúc vạn thọ: Theo các chuyên gia phong thủy, mùi hôi của cúc vạn thọ mang đến điều không may nên cần tránh thờ cúng hay đặt trên bàn thờ.
II. Mùng 1 Tết nên kiêng gì?
Mùng 1 Tết là ngày đầu tiên của năm theo Âm lịch. Được xem là ngày thiêng liêng nhất trong năm, nên những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 cũng đặc biệt nhiều và cần chú ý để rước lộc, tránh xui xẻo.
Dưới đây là những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở 3 miền các gia đình cần lưu ý:
1. Vỡ bát ngày mùng 1 Tết
Theo quan niệm của ông cha ta, bát chén rơi vỡ vào ngày mùng 1 Tết là điều tối kỵ, người làm rơi, vỡ chén sẽ bị vận xui đeo bám.
Trường hợp không may làm vỡ bát ngày mùng 1 Tết, bạn cần nhanh chóng dọn dẹp sạch đống đổ vỡ. Những mảnh vỡ không nên vứt vào sọt rác mà cần cho vào mảnh vải đen, đem chôn ở nơi đất trống để hóa giải.
2. Quét nhà vào ngày mùng 1
Theo quan niệm dân gian, quét nhà ngày mùng 1 chính là quét đi tài lộc, vận đỏ của cả năm. Đơn giản chỉ là việc quét nhà, hót rác thế nhưng người Việt quan niệm nó sẽ khiến tài chính của gia đình năm đó không khởi sắc.
Để chuẩn bị cho một năm mới “không quét nhà, không hót rác”, thông thường các gia đình sẽ tổ chức vệ sinh nhà cửa vào những ngày cuối cùng của năm cũ.
3. Vỡ gương mùng 1 Tết
Gương là vật dụng bí ẩn còn được xem là linh vật trừ tà, phản chiếu các vong hồn ma quỷ. Thường được treo trước cửa nhà với mong muốn tránh tà ma xâm nhập.
Người Việt quan niệm, bị vỡ gương mùng 1 Tết là điểm báo chuyện chẳng lành sắp xảy ra, là biểu hiện cho sự chia ly, tan vỡ thậm chí là những điều tồi tệ hơn.
Trường hợp vương bị gỡ vào ngày mùng 1, bạn đừng nên quá lo lắng. Hãy đem những mảnh gương vỡ bỏ vào một tấm vải đen, gói lại và chôn ở vườn sau hoặc góc vườn là có thể hóa giải.
4. Mùng 1 kiêng mặc đồ trắng và đen
Ngày Tết kiêng mặc đồ gì cũng được nhiều người quan tâm. Nhiều người quan niệm màu trắng và đen là hai màu tượng trưng cho chết chóc, tang tóc. Mùng 1 Tết hay cả những ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng, mọi người cũng nên tránh mặc các trang phục có màu sắc này để tránh vận hạn không may mắn.
5. Bị kinh nguyệt vào mùng 1 có sao không?
Bị kinh nguyệt vào mùng 1 Tết có sao không được rất nhiều chị em quan tâm. Bởi lẽ, có không ít người cho rằng đó chính là điều báo hiệu một năm không may, không vui và không sạch sẽ. Tuy nhiên, đây là quan niệm hoàn toàn sai.
Kinh nguyệt là hiện tượng sinh lý tự nhiên của cơ thể, không thể điều khiển được theo ý muốn. Do đó, chị em không cần phải quá lo lắng mà hãy thoải mái tận hưởng không khí Tết ấm cúng bên người thân và bạn bè.
6. Mùng 1 tết chó vào nhà là điềm lành hay dữ?
Chó vào nhà ngày mùng 1 Tết là điềm báo tốt lành, mang lại may mắn, tài lộc đến gia chủ trong suốt năm mới này.
Chó là con vật quen thuộc, gần gũi và trung thành tuyệt đối với con người. Ông bà ta cũng có câu “chó đền nhà thì sang” nên quan niệm đánh đuổi chó vào nhà ngày mùng 1 là điều không nên.
7. Bà bầu có kiêng đi chúc Tết không?
Bà bầu thường bị cho là người có “khí xung” “sinh dữ tử lành” nên theo quan niệm bà bầu không nên đi xông đất và chúc Tết đầu năm.
Trên thực tế, nhiều nơi, nhiều gia đình ngày nay không còn tin vào quan niệm này nữa. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần chú ý hạn chế di chuyển để tránh mệt mỏi, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé.
8. Quan hệ mùng 1 Tết có sao không?
Theo quan niệm dân gian, quan hệ nam nữ ngày mùng 1 Tết là điều kiêng kỵ cần tránh. Theo các tài liệu y học cổ, mùng 1 đầu tháng là thời điểm “nguyệt khuếch khuy không”, âm dương mất cân bằng không tốt cho chuyện chăn gối.
Dưới góc độ khoa học, kiêng kỵ quan hệ ngày mùng 1 còn tùy thuộc vào thời điểm và quan niệm mỗi người. Những ngày Tết bận rộn sau khi nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng những ngày Tết sức khỏe sẽ tốt hơn.
III. Mùng 2 Tết kiêng gì?
Mùng 2 Tết là ngày thứ 2 khi bắt đầu năm mới, thường là ngày thăm viếng và chúc Tết gia đình nhà vợ và bạn bè người thân.
Được xem là ngày quan trọng không kém gì ngày mùng 1 Tết. Bởi vậy, trong ngày này các gia đình, cá nhân cũng nên tránh phạm phải những cấm kỵ.

Những điều cấm kỵ nên tránh vào ngày mùng 2 Tết:
- Không vay mượn hay trả nợ;
- Không cho lửa, nước;
- Hạn chế giặt quần áo;
- Không sử dụng kim chỉ;
- Không nói những điều xui xẻo;
- Kiêng nói những điều không may;
- Kiêng cắt tóc
Mùng 2 Tết có được gội đầu không? Dân gian quan niệm ngày mùng 1 và ngày mùng 2 Tết là ngày Thần Thủy, không nên động chạm vào nước quá nhiều sẽ khiến hao mòn thần tướng, rửa trôi may mắn.
Kiêng gội đầu ngày mùng 2 Tết là tập tục đã khá lâu đời và ngày nay không còn phổ biến nữa. Nhiều gia đình đã thoáng hơn, nhất là ở vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thấy thường như Việt Nam.
Dù không có căn cứ khoa học nào chứng minh những điều kiêng kỵ ngày Tết sẽ mang đến may mắn, tài lộc cho gia chủ. Thế nhưng quan niệm “có thờ có thiêng, có kiêng có lành” vẫn luôn được người Việt chú trọng. Hy vọng những chia sẻ trên hữu ích và giúp bạn có những kiến thức bổ ích.
Chúc bạn năm mới An khang – Thịnh vượng!