Đất giãn dân là gì, có được cấp sổ đỏ hoặc chuyển nhượng không? Đây là điều mà rất nhiều người đang băn khoăn khi muốn mua hoặc đầu tư đất hiện nay. Hôm nay, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ cho các bạn các thông tin về loại hình đất giãn dân và những điều cần lưu ý. Mời các bạn tham khảo!
I. Đất giãn dân là gì ?
Đất giãn dân là loại hình đất được nhà nước chính quyền địa phương cấp cho các hộ gia đình nằm trong khu vực giải tỏa. Hay cấp phép cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, đông con, những người không có nơi ở.
Người sử dụng vẫn phải đóng phí nhưng với mức thấp và phù hợp với thu nhập của gia đình không có điều kiện.

Tại nước ta hiện nay đất giãn dân thường tập trung phần lớn ở các vùng ven thành phố lớn như Đà Nẵng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh,… Mỗi vùng các khu đất sẽ được phân ra nhiều loại với mức giá khác nhau để người mua được lựa chọn.
Xem thêm: Kinh nghiệm kinh doanh bất động sản cho nhà đầu tư mới
II. Đất giãn dân có tách sổ đỏ không?
Đất giãn dân có được cấp sổ đỏ bởi cơ quan chức năng thuộc cấp quận, huyện sau khi đã phê duyệt hồ sơ đầy đủ theo quy định.

1. Thủ tục xin cấp sổ đỏ
Theo quy định thì người sử dụng đất cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục để làm hồ sơ xin cấp sổ đỏ đất giãn dân gồm có:
- Đơn đăng ký, xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) theo Mẫu số 04/ĐK (có kèm theo cả Thông tư này).
- Quyết định giao đất cho người được sử dụng có đầy đủ dấu xác nhận của chính quyền địa phương.
- Người sử dụng đất cần chuẩn bị một trong những loại giấy tờ được quy định căn cứ theo Điều 100 Luật Đất đai năm 2014 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

2. Chi phí sử dụng
Bên cạnh đó, người sử dụng đất giãn dân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài chính khi xin cấp Sổ đỏ bao gồm:
- Tiền sử dụng đất tính toán căn cứ vào bảng giá đất mà UBND tỉnh, thành phố ban hành.
- Tiền lệ phí trước bạ được tính bằng 0,5 % giá tính của lệ phí trước bạ.
- Tiền lệ phí địa chính tùy theo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định về mức thu.
- Tiền phí thực hiện đo đạc và lập bản đồ địa chính.
- Tiền phí cho việc thẩm định cấp giấy chứng quyền sử dụng đất.
- Tiền lệ phí cấp Sổ đỏ.

III. Đất giãn dân có được chuyển nhượng không?
Theo nội dung tại Khoản 1 và 2 của Điều 127 Bộ Luật Đất đai quy định về trình tự cũng như các thủ tục chuyển nhượng đối với quyền sử dụng đất thì:
Đất giãn dân chỉ có thể thực hiện chuyển nhượng khi đáp ứng điều kiện là phải có sổ đỏ. Tiếp đến là các thủ tục, giấy tờ liên quan đến chuyển nhượng đất đai theo quy định hiện hành.
IV. Kinh nghiệm mua đất giãn dân
Do ưu điểm đất giá rẻ, các thủ tục, giấy tờ nhanh gọn. Nên nhiều người thay vì đầu tư mua đất thổ cư đã nghĩ đến việc mua đất giãn dân. Tuy nhiên, những rủi ro của kênh đầu tư này không ít nên bạn cần cân nhắc kỹ càng và lưu ý các vấn đề sau trước khi quyết định có nên mua đất giãn dân.
1. Tìm hiểu cặn kẽ các thông tin khu đất mà bạn định mua
Các yếu tố bạn cần quan tâm tìm hiểu về khu đất càng nhiều càng tốt như: diện tích, vị trí, địa chất,…

2. Đánh giá vị trí khu đất
Với mục đích mua đất để đầu tư hay xây ở, cần xem xét yếu tố vị trí thuận lợi và thuận tiện về giao thông, liền kề các tiện ích như: trường học, bệnh viện, chợ,…
Hoặc đánh giá tiềm năng phát triển của khu đất trong tương lai. Bạn không nên lựa chọn khu đất không ai qua lại, heo hút.
Như vậy, xây nhà để ở cũng không tốt mà đầu tư càng khó bán, khó phát triển.
3. Khảo sát môi trường xung quanh khu đất
Bạn cần tiến hành khảo sát dân sinh xung quanh khu đất đó ra sao, trật tự an ninh có đảm bảo, văn hóa dân trí cao hay thấp,…

4. Kiểm tra tính pháp lý của khu đất
Nhiều người ham rẻ vội mua đất giãn dân mà chưa tìm hiểu giá trị pháp lý của khu đất dẫn đến tranh chấp, bị mất trắng tiền. Vì thế, trước khi quyết định mua, ký kết hợp đồng bạn cần phải xem xét kỹ càng, yêu cầu sổ đỏ cùng các giấy tờ liên quan về khu đất.
Sau đó, bạn hãy kiểm tra xem các thông tin có chính xác không, sổ đỏ bị làm giả tinh vi và ngày càng phổ biến nên càng phải thận trọng. Về vấn đề này bạn có thể nhờ tới các chuyên viên tư vấn về pháp luật hỗ trợ thẩm định.
Ngoài ra, bạn cũng phải tìm hiểu mảnh đất mình định mua có thuộc diện quy hoạch hoặc giải tỏa không. Bởi như vậy nếu đầu tư bạn sẽ bị lỗ.
5. Kiểm tra xem khu đất có nằm trên hệ thống cống thoát nước, xả thải
Bạn cần xem xét và kiểm tra mảnh đất có nằm trên hệ thống cống thoát nước, xả thải của cơ sở sản xuất hay khu dân cư nào không. Vì nếu có địa chất của khu đất đó sẽ yếu, đất mềm.
Điều này sẽ gây tốn kém thêm chi phí cho việc gia cố nền móng, trong trường hợp bạn muốn xây dựng trên đó các công trình kiên cố.

6. Kiểm tra kỹ hợp đồng mua bán đất
Để đảm bảo an toàn cũng như tránh những tranh chấp sau này, bạn cần kiểm tra kỹ hợp đồng mua bán đất có đầy đủ các chữ ký của các bên liên quan không, gồm có: vợ, chồng,…
7. Tìm hiểu xem lối đi vào có xảy ra tranh chấp không
Nhiều mảnh đất có lối đi vào bị vướng tranh chấp mà chưa được giải quyết. Thực tế, nếu mua về để xây nhà ở sẽ rất bất tiện, dễ xảy ra kiện tụng. Còn nếu mua đầu tư thì việc bán lại, chuyển nhượng đất giãn dân sẽ khó có được mức giá cao so với các mảnh đất tương tự khác.
Tuy là đất giãn dân có rẻ và dễ dàng mua bán. Song rủi ro khi đầu tư hay để xây nhà ở cũng luôn tồn tại. Mong rằng qua những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về loại đất này. Hãy đọc thêm nhiều thông tin, tin tức về bất động sản tại website: https://nhadatmoi.net/