Chia sẻ đất dịch vụ là gì và những quy định, điều kiện sử dụng, chuyển nhượng, tách thửa đất dịch vụ theo quy định mới nhất.
Trong những năm trở lại đây, đất dịch vụ là một khái niệm mới được rất nhiều các nhà đầu tư quan tâm. Đây là một hình thức đầu tư bất động sản đem lại lợi nhuận, nhưng cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Nhà Đất Mới sẽ giới thiệu cho bạn khái niệm đất dịch vụ là gì? Quy định mới của đất thương mại dịch vụ là như thế nào?
I. Đất dịch vụ là gì?
1. Khái niệm đất dịch vụ là gì?
Đất dịch vụ, hay còn được gọi là đất thương mại dịch vụ, là loại đất được đền bù khi các cá nhân, hộ gia đình bị thu hồi trên 30% tổng diện tích đất nông nghiệp mà không được bồi thường, đền bù với loại đất, diện tích tương ứng. Là đất đấu thầu thuộc quỹ đất công cộng ở chợ, bến xe,…

2. Phân loại
Đất dịch vụ có 2 loại, đó là:
- Đất dịch vụ đấu thầu ở các khu vực công cộng như chợ, bến xe
- Đất dịch vụ được cấp từ việc thu hồi đất nông nghiệp để thực hiện các dự án
3. Đặc điểm
Đất dịch vụ, hay đất thương mại dịch vụ, có những đặc điểm:
- Là loại đất được Nhà nước giao cho hộ gia đình hoặc đấu thầu theo quy định của pháp luật, có diện tích chỉ 40 – 50m2 nhưng có vị trí đẹp
- Nằm sát các khu đô thị và thuận lợi cho kinh doanh thương mại và dịch vụ
- Giá rẻ hơn ½ giá đất dự án
- Có cơ sở hạ tầng đồng bộ, đường rộng thuận lợi giao thông đi lại.
- Đất được cấp lâu dài, và có thể sẽ được cấp giấy CNQSDĐ và được phép xây nhà cao tầng để ở hoặc kinh doanh
- Các hộ gia đình sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất khi chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở và sẽ được bồi thường theo giá Nhà nước nếu phải thu hồi

Xem thêm: Đất phát triển hạ tầng là gì?
II. Quy định, điều kiện sử dụng đất dịch vụ là gì?
1. Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không?
Đất dịch vụ có được cấp sổ đỏ không? Điều kiện cấp sổ đỏ đất dịch vụ là gì?ây là câu hỏi của rất nhiều người khi được bồi thường, đền bù bằng đất dịch vụ.
Đất dịch vụ được cấp với mục đích hỗ trợ người bị mất đất có thể gia tăng thu nhập bằng các hình thức kinh doanh, mà không phải mục đích để ở. Vì vậy, bạn cần làm thủ tục để chuyển đổi sang đất ở. Theo quy định tại Điều 69 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, thủ tục bao gồm:
- Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan Tài nguyên và Môi trường
- Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính
- Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định

2. Đất dịch vụ có xây nhà ở được không?
Theo quy định, đất dịch vụ là loại đất kết hợp ở và kinh doanh, không có quy định không được xây nhà trên đất dịch vụ, nên người sử dụng hoàn toàn có thể xây nhà ở kiên cố trên đất dịch vụ.
3. Thủ tục mua bán đất dịch vụ
Đất dịch vụ có thể chuyển nhượng nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy giao đất, và tuân theo quy định tại điều 9.2 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT: người chuyển nhượng nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Hồ sơ bao gồm:
- Hợp đồng chuyển nhượng được công chứng
- Giấy chứng nhận đã được cấp (bản gốc)
- Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu (có công chứng)
III. Lợi ích và rủi ro khi đầu tư đất dịch vụ

1. Lợi ích
Đất dịch vụ (đất thương mại dịch vụ) đang tạo nên một cơn sốt trong ngành bất động sản với các ưu điểm nổi bật:
- Vị trí đẹp, phù hợp để kinh doanh buôn bán và làm dịch vụ
- Cơ sở hạ tầng, đường xá được xây dựng trước hoặc đồng thời với việc xây dựng khu đô thị
- Thời hạn sử dụng đất lâu dài, có thể xây nhà cao tầng để ở mà không cần phải mất thêm một khoản phí nào
- Giá thành của đất dịch vụ rẻ hơn rất nhiều so với đất dự án
2. Rủi ro
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì đất dịch vụ cũng tiềm ẩn những rủi ro như:
- Dễ xảy ra tranh chấp bởi chưa có khung pháp lý quy định rõ ràng về việc mua bán
- Đất dịch vụ được giao cho người dân sử dụng trong thời hạn lâu dài nhưng lại chưa có sổ đỏ. Do đó, khi tiến hành mua bán, chỉ có hợp đồng viết tay do người bán không thể chuyển nhượng quyền sử dụng đất một cách hợp pháp cho người mua
Với những thông tin trên, bạn chắc hẳn đã trả lời được câu hỏi “Đất dịch vụ là gì?”, “Đất thương mại dịch vụ là gì?”.
Nhà Đất Mới xin cảm ơn bạn và hy vọng bạn sẽ tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin, kiến thức hữu ích hơn.