Đài móng, đài cọc là gì? Bố trí thép đài móng cọc chuẩn 100%
Bố trí thép đài móng cọc là một trong những cách bố trí đài móng, đài cọc sao cho khoa học và hợp lý giúp cho bê tông cốt thép có được kết cấu vững chắc, giúp tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu. Để giúp bạn hiểu rõ về nội dung này Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây.
I. Đài móng, đài cọc là gì?
1. Đài móng là gì?
Đài móng là bộ phận liên kết các cọc với nhau có tác dụng phân bổ lực. Việc này giúp đảm bảo cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt và diện tích phần nền móng của ngôi nhà.

Đài móng có nhiều hình dáng khác nhau, tùy thuộc vào từng công trình mà nền móng trong quá trình xây dựng sẽ được điều chỉnh sao cho phù hợp. Có thể là hình tròn, hình tam giác, hình côn hay nhiều hình dạng khác.
- Đài móng hiện nay được chia thành 2 loại là đài cứng và đài mềm.
- Nếu phân chia theo chiều cao thì sẽ là đài thấp và đài cao.
2. Đài cọc là gì?
Đài cọc là một bộ phận sử dụng dùng để liên kết các cọc có tác dụng phân bổ lực giúp căn nhà đảm bảo lực cân bằng cho toàn bộ bề mặt, nền móng.
Ngoài ra, nền cọc còn có vai trò kết cấu hay nâng đỡ các thiết bị nặng. Đài cọc và đài móng là hai khái niệm có mối liên hệ khá chặt chẽ, đi liền nhau.
Kích thước cơ bản của đài cọc

- Khoảng cách từ tâm của cột biên tới mép đài không được nhỏ hơn đường kính của cột, đường kính chiều dài hoặc chiều dài cạnh bình quân của cọc, khoảng cách tính từ cọc tới mép không được nhỏ hơn 150mm.
- Bề rộng mặt đáy của đài cọc hai hàng hoặc đài cọc một hàng không được nhỏ hơn 2 lần đường kính hoặc chiều dài cạnh cọc, cũng không được nhỏ hơn 600mm, khoảng cách tính từ mép cọc tới mép đài không nên nhỏ hơn 150mm.
- Độ dày của móng cọc sẽ căn cứ vào yêu cầu kết cấu bên trên để xác định. Độ dày này tính từ mặt lớp đệm lên do đó phải trên 300mm, khi đài hình côn, độ dày của mép đài cũng không nên nhỏ hơn 300mm.
Bạn đang muốn thuê nhà ở TP Hồ Chí Minh. Để tìm được căn nhà tốt, giá thành hợp lý, gần trung tâm, tiện đi lại bạn hãy truy cập ngay vào mục Tin Rao để cập nhật tin tức cho thuê nhà nhanh nhất.
II. Cách bố trí thép đài móng cọc chuẩn 100%
1. Chuẩn bị mặt bằng thi công
Khảo sát địa chất là công việc đầu tiên trong việc xây đài móng, việc này giúp chúng ta đánh giá được những điều kiện thuận lợi của môi trường để quá trình tiến hành thi công được thuận lợi.
Tiến hành kiểm tra yêu cầu kỹ thuật của các loại cọc trong quá trình sử dụng và thi công.
Thiết bị máy móc thi công cần phải được kiểm tra và lắp đặt theo đúng quy trình, đảm bảo công năng của thiết bị và an toàn của người thi công.
2. Quy trình ép cọc bê tông cốt thép
Bước 1: Thực hiện ép cọc C1

Tiến hành dựng cọc vào giá đỡ cọc sao cho mũi cọc phải hướng đúng vào vị trí thiết kế. Phải thẳng đứng không được nghiêng.
Phía đầu trên của thanh cọc ép phải được gắn vào thanh định hướng của thiết bị máy móc để đảm bảo về phương hướng và độ an toàn trong quá trình ép cọc.
Áp lực tăng phải chậm dần đều để cho cọc C1 đi sâu vào lòng đất, thông thường những đài móng cọc lệch tâm phải dừng lại và căn chỉnh ngay lập tức.
Yêu cầu:
- Khi thực hiện ép, các thiết bị phải đảm bảo đúng dọc trục tâm, khi ép từ đỉnh cọc và tác dụng đều lên các bề mặt của cọc khi ép, không được gây ra lực ngang lên cọc.
- Tất cả các máy móc thiết bị khi tham gia ép phải được kiểm định để mọi mặt
- Đảm bảo đúng an toàn lao động trong quá trình thi công.
Bước 2: Tiến hành ép các cọc tiếp theo C2 nối tiếp C1

Thực hiện kiểm tra bề mặt của hai đầu đoạn cọc, điều chỉnh phải thật thẳng. Kiểm tra các mối nối, lắp dựng ở các đoạn cọc vào vị trí ép sao cho tâm đoạn cọc trùng với trục đoạn mũi cọc, độ nghiêng không được quá 1%
Gia tải lên cọc một lực ngay tại mặt tiếp xúc, thực hiện hàn nối theo quy định của kết cấu móng nhà.
Tiếp tục ép cọc C2, tăng dần lực để cọc xuyên vào đất với vận tốc không được vượt quá 2cm/s
Tuyệt đối không được sử dụng mũi cọc trong đất sét dẻo cứng quá lâu, điều này sẽ làm ảnh hưởng tới mối hàn ép.
Khi độ nén tăng đột ngột nghĩa là mũi cọc xuyên qua lớp đất đá cứng hơn, cần phải giảm độ ép cọc để cọc xuyên từ từ vào lớp đất cứng.
Một số hiện tượng có thể gặp phải khi lực nén bị tăng đột ngột
- Mũi cọc xuyên vào lớp đất đá cứng hơn
- Mũi cọc gặp phải vật cản
- Cọc bị xiên, mục cọc tì vào gờ nối của các cọc bên cạnh
Bước 3: Giai đoạn cuối
Khi đến đoạn cọc cuối cùng đã được ép đến mặt đất, thiết bị máy móc dựng đoạn cọc lõi thép chụp vào đầu cọc rồi tiếp tục ép cọc đến độ sâu thiết kế.
Bước 4: Chuyển hệ thống máy móc
Sau khi ép cọc xong ở một vị trí xác định, cần chuyển hệ thống máy móc thiết bị đến các vị trí tiếp theo đã được thiết kế để tiếp tục ép cọc. Sau đó tiến hành công việc ép cọc C1 đầu tiên.
III. Một số lưu ý trong bố trí thép đài móng
1. Quy định về sai số
- Độ nghiên của đài móng cọc ép không được vượt quá 1%
- Vị trí cao đáy đài đầu cọc sai số phải lớn hơn 75mm so với vị trí thiết kế
2. Gia công cốt thép
- Cần phải sửa thẳng và đánh gỉ
- Cắt và uốn thép theo hình dạng kết cấu của móng
- Cần nối theo yêu cầu kỹ thuật kết cấu công trình và hoàn thiện hệ thống khung cốt thép.
3. Lắp dựng cốp pha
- Sắt đài móng sau khi nối cần phải được bền chắc, không bị biến dạng, hư hỏng do tải trọng của bê tông.
- Ván khuôn phải đạt tiêu chuẩn về đúng hình dạng, kích thước, lắp ráp đúng theo yêu cầu.
- Phải có biện pháp khắc phục mất nước xi măng khi lắp đặt ván khuôn
- Chân đỡ phải đạt tiêu chuẩn, đúng mật độ, lắp đặt đúng quy cách, cũng như phải đảm bảo đúng yếu tố nâng đỡ trong thi công.
Trên đây là những giải đáp của Nhà Đất Mới về đài móng là gì? Và những thông tin liên quan tới việc bố trí đài móng chuẩn nhất. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về đài móng, nắm được quy trình cơ bản và cách thức thực hiện sao cho chuẩn nhất. Chúc bạn thành công.
Đặng Tâm – Ban Biên Tập Nhà Đất Mới