Có nên xây nhà có tầng hầm không? Chi phí ra sao?
“Có nên xây tầng hầm không?” là câu hỏi mà nhiều hộ gia đình, tổ chức rất băn khoăn.
Trong bài viết này, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ những ưu – nhược điểm của việc xây tầng hầm để bạn có thể tự so sánh với nhu cầu, khả năng kinh tế của mình. Từ đó đưa ra quyết định có xây tầng hầm hay không.
1. Ưu điểm của việc xây tầng hầm
1.1. Đối với không gian bên ngoài

- Có không gian để xe thoải mái mà không làm ảnh hưởng giao thông do lấn chiếm vỉa hè. Thực tế hiện nay có không ít cơ sở kinh doanh có hành vi lấn chiếm vỉa hè để làm chỗ để xe cho khách hàng.
- Tận dụng tầng trệt để cho thuê, gia tăng thu nhập : Đối với những khu vực có thể sử dụng để kinh doanh mua bán hay nhà sở hữu mặt tiền rộng rãi, thay vì dùng tầng trệt để làm chỗ đậu xe thì đã có tầng hầm làm nhiệm vụ này.
1.2. Đối với bên trong căn nhà

- Tạo sự thuận tiện khi đi lại đối với khách thuê tầng trệt và tầng trên : Hiện nay đều thiết kế thang máy hoặc cầu thang đi thẳng lên các tầng trên mà không cần đi xuyên qua tầng trệt. Nhờ đó, không gây ra tình trạng chồng chéo về giao thông, tiết kiệm thời gian lên xuống.
- Gia tăng thêm giá trị cho ngôi nhà: Với những ngôi nhà, nhất là tại thành thị không có tầng hầm sẽ để xe ngay tầng trệt. Nhiều trường hợp xe để ngổn ngang, gây khó khăn cho việc đi lại và làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên nếu có xây tầng hầm, khi bước vào tầng trệt bạn sẽ thấy không gian khác biệt hẳn, sạch sẽ và sang trọng hơn rất nhiều.
- Không gian tầng hầm còn có thể dùng làm kho chứa đồ hay phòng kỹ thuật chuyên điện – nước.
2. Xây tầng hầm có nhược điểm gì?
2.1. Chi phí xây tầng hầm tốn kém

Do toàn bộ phần tường của sàn hầm đều phải đổ bê tông cũng như làm chống thấm nên chi phí xây dựng cũng tốn kém hơn nhiều. So với sàn bình thường, chi phí trung bình cao hơn tới 115 % – 140%. Đối với hầm xây càng sâu thì càng tiêu tốn nhiều chi phí. Cụ thể:
- Hầm sâu 1,2m: chi phí tăng 115% so với khi không làm hầm
- Hầm sâu 1,2m – 1,8m: chi phí tăng 119% so với khi không làm hầm
- Hầm sâu 1,8m – 2,5m: chi phí tăng 123% so với khi không làm hầm
- Hầm sâu trên 2,5m: chi phí tăng 137% so với khi không làm hầm.
Tuy nhiên nếu tầng trệt được dùng để cho thuê hay làm nơi buôn bán thì hợp lý. Việc này hoàn toàn có thể bù đắp chi phí xây tầng hầm trong thời gian ngắn. Vì thế, tùy theo mục đích mà bạn đưa ra quyết định có nên xây tầng hầm không.
2.2. Yêu cầu kỹ thuật thi công cao

Để tránh hiện tượng sụt lún, sạt lở, làm ảnh hưởng đến các nhà bên cạnh, quá trình thi công xây hầm phải đảm bảo kỹ thuật tốt và cẩn thận. Đồng thời phải sử dụng loại vật liệu chống thấm có chất lượng nhằm tránh gặp khó khăn khi xử lý.
- Hầu hết những ngôi nhà cũ đều có phần móng rất nông. Do vậy, chỉ cần một ngôi nhà nào đó thực hiện đào hầm có thể khiến những nhà xung quanh bị nghiêng đổ và sụp lún. Vì thế, trước khi tiến hành đào hầm, bạn cần phải có phương án gia cố thật kỹ càng.
- Với những công trình có chiều dài ngắn không nên xây hầm bởi sẽ rất khó khăn để làm ram dốc.
3. Tính toán chi phí kỹ càng khi muốn xây tầng hầm
Như vậy, việc có nên xây tầng hầm hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, trước tiên bạn cần xác định được nhu cầu cũng như kinh phí xây dựng hiện có.
- Nếu bạn chỉ có nhu cầu xây ngôi nhà ở bình thường thì không nên làm tầng hầm. Thay vào đó, bạn có thể xây tầng lửng hay sử dụng không gian tầng trệt.
- Đối với trường hợp bạn có mục đích cho thuê kinh doanh, tận dụng lợi thế nhà mặt tiền rộng thì xây tầng hầm là giải pháp lý tưởng, giúp công trình của bạn có sức hút hơn.
Ngoài ra, bạn cũng nên tham khảo thêm ý kiến của kiến trúc sư về vấn đề này để có được lựa chọn hợp lý nhất.
Đăng ký nhận tin miễn phí TẠI ĐÂY!