Chống thấm bằng sika là gì? Quy trình chống thấm bằng sika được thực hiện như thế nào?
Khi hoàn thiện công trình, công đoạn xử lý chống thấm là một việc làm rất quan trọng. Vì việc này sẽ giúp công trình không bị thấm nước dẫn đến nấm mốc, gây mất thẩm mỹ. Do đó, rất nhiều phương pháp chống thấm ra đời để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong đó có phương pháp chống thấm bằng sika.
Vậy chống thấm bằng sika là gì? Quy trình chống thấm được thực hiện như thế nào? Nhà Đất Mới sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
I. Chống thấm bằng sika là gì?
1. Khái niệm

Sika là một loại hợp chất được tổng hợp từ nhiều chất phụ gia khác nhau tạo thành một vật liệu có thể chống thấm 100%.
Sika chống thấm là tên gọi của những vật liệu chống thấm được sản xuất và cung ứng trên thị trường bởi Công ty Sika Việt Nam – Công ty trực thuộc tập đoàn của Thụy Sĩ – Sika AG.
2. Phân loại
Sika chống thấm được phân loại thành nhiều vật liệu khác nhau như:
- Hóa chất chống thấm sika
- Màng chống thấm sika
- Băng cản nước sika
- Phụ gia chống thấm
3. Ưu điểm
Phương pháp chống thấm bằng sika có những ưu điểm vượt trội như:
- Không mùi, dễ thi công bằng chổi, bình phun, không bị dính vào tay
- Nhanh khô, tạo một thành một lớp phủ bền và linh hoạt
- Tồn tại trong mọi điều kiện môi trường, kể cả những môi trường khắc nghiệt, có tính kiềm cao
- Có khả năng kết dính tốt, trám kín các khe nứt
- Sử dụng được với mọi loại vật liệu, không phân biệt cũ mới: tường, trần nhà, tầng hầm, thang máy, sàn bê tông,…
- An toàn với môi trường và sức khỏe của con người và môi trường sống
4. Ứng dụng

Với những ưu điểm nổi bật như trên, sika chống thấm được sử dụng tại rất nhiều bề mặt của công trình như:
- Tầng hầm chung cư, đường ngầm đi bộ dưới lòng đất
- Sàn mái phẳng của nhà ống, tòa nhà cao tầng, chung cư
- Ban công, nhà vệ sinh, tường nhà, bể bơi
- Bể nước sinh hoạt
II. Quy trình chống thấm bằng sika
Do sika có nhiều loại khác nhau nên quy trình chống thấm sẽ tùy thuộc vào từng loại vật liệu đó. Nhưng đều có một quy trình chung bao gồm 3 bước:
1. Chuẩn bị bề mặt
- Dọn dẹp bề mặt bằng dụng cụ chuyên dụng
- Tháo rời các bộ phận không cần thiết như ván gỗ, cốp pha, sắt thừa,…
- Đục bỏ bê tông thừa, tạo bề mặt trơn nhẵn
2. Tiến hành thi công

- Pha hỗn hợp sika với nước cùng xi măng theo một tỷ lệ nhất định
- Sử dụng con lăn hoặc máy phun hỗn hợp này lên bề mặt cần thi công
- Mỗi bề mặt công trình có thể phun 2 – 3 lớp sika tùy theo từng loại sika
3. Nghiệm thu công trình
- Để bề mặt khô hoàn toàn rồi mới đưa vào sử dụng
- Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ bằng nước sạch ngay sau khi hoàn tất công việc hoặc dung môi khi dụng cụ đã khô
Tuy nhiên, nếu muốn đạt hiệu quả cao nhất và đảm bảo an toàn trong quá trình thi công, bạn nên tìm đến các đơn vị, dịch vụ thi công chất lượng và uy tín để có công trình hoàn hảo nhất.
III. Lưu ý khi chống thấm bằng sika
Khi chống thấm bằng sika, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề như:
- Không sử dụng cho bề mặt chịu sự đi lại trực tiếp
- Nên sử dụng hết 1 thùng sika
- Nên trộn thêm xi măng khi trộn Sika với nước
- Thời tiết sẽ ảnh hưởng đến quá trình thi công, do đó cần chú ý để đạt hiệu quả đạt tối ưu nhất
- Cần làm khô bề mặt sàn trước khi thực hiện quy trình chống thấm
Nhà Đất Mới vừa chia sẻ với bạn phương pháp chống thấm bằng sika và quy trình thực hiện phương pháp chống thấm này. Chắc hẳn sau bài viết này, bạn đã có thêm một cách chống thấm hiệu quả và có thể áp dụng vào công trình xây dựng của mình.
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới