6 cách chống nóng nhà kính hiệu quả, tính thẩm mỹ cao
Sử dụng kính trong kiến trúc nhà ở ngày càng được ưa chuộng bởi kính có khả năng cách âm tốt và tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên khả năng hấp thụ nhiệt của kính ở những nơi thường xuyên có nắng chiếu vào không hề thấp, điều này vô tình khiến ngôi nhà trở nên oi nóng hơn. Để giải quyết tình trạng này, nhiều gia đình đã tìm cách chống nóng nhà kính.
Vậy chống nóng nhà kính bằng những phương pháp nào? Nếu bạn đang có chung vấn đề tương tự, đừng bỏ lỡ nội dung hữu ích trong bài viết dưới đây.
1. Chống nóng nhà kính bằng rèm cửa

Cách chống nóng cho nhà kính được nhiều gia đình áp dụng hiện nay chính là sử dụng rèm cửa. Giải pháp chống nóng này không tốn kém nhiều về chi phí mà còn làm tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà.
Rèm cửa sẽ làm giảm ánh nắng xuyên qua lớp kính để đi vào nhà, đồng thời giúp cho không gian có sự riêng tư hơn. Ngôi nhà sẽ hạ từ 3-4 độ nếu bạn lắp rèm cửa.
Lưu ý: nên chọn loại rèm chất lượng cao, độ chống nóng tốt, dày, màu sắc và họa tiết trên rèm phải có sự liên kết, đồng bộ với tổng thể không gian.
2. Chống nóng nhà kính bằng phim cách nhiệt

Đây là vật liệu chống nóng cho nhà kính phổ biến trong những năm gần đây. Phim cách nhiệt ra đời với mục đích là ngăn cản sự trao đổi nhiệt qua kính, chống tia UV, đảm bảo sự riêng tư.
Phim cách nhiệt có cấu tạo từ một tấm màng nhựa mỏng Polyethulene Terephthalate – Đây là sản phẩm thuộc nhóm polyester kết hợp công nghệ phóng xạ, phủ men gốm, tráng kim loại. Mỗi hãng sản xuất phim cách nhiệt sẽ có phương pháp tráng khác nhau và sử dụng cơ chế hấp thụ riêng theo đặc thù sản phẩm của mình.
Cách sử dụng phim cách nhiệt là dán trực tiếp lên các ô kính của ngôi nhà.
Ưu điểm khi sử dụng phim cách nhiệt:
- Thông thường những tấm phim này có khả năng cách nhiệt lên tới 65%, làm mát cho nhà rất nhiều
- Phim cách nhiệt có thể ngăn chặn tia bức xạ hồng ngoại từ 70-90% nhưng lại cho 80% ánh sáng đi qua
- Phim cách nhiệt còn giữ độ lạnh trong nhà không cho thoát ra ngoài, nhờ đó thời gian làm mát nhanh, giảm tải công suất cho máy lạnh và đỡ tốn điện năng
- Khả năng bảo vệ người trong ngôi nhà khỏi những kính vỡ nguy hiểm
- Phim cách nhiệt đa dạng về màu sắc, chủng loại, phù hợp mọi sở thích, mục đích
3. Dùng sơn cách nhiệt chống nóng nhà kính

Một trong những giải pháp chống nóng cho vách kính, nhà kính là dùng sơn cách nhiệt. Phương pháp này đạt được hiệu quả gần như tối đa.
Ưu điểm khi dùng sơn cách nhiệt:
- Loại bỏ 99% tia cực tím của mặt trời và các thiết bị điện tử
- Ngăn chặn được 85% tia hồng ngoại, làm cho nhiệt độ trong phòng giảm từ 2 đến 3%
- Tiết kiệm 30% điện năng cho toàn bộ hệ thống điều hòa không khí. Như vậy sơn cách nhiệt giúp cân bằng nhiệt độ 2 mùa
- Giảm 30% – 50% lượng ngưng tụ hơi nước, ngăn ngừa nấm mốc, vi khuẩn, côn trùng
- Giá thành rẻ hơn phim cách nhiệt
4. Mở cửa sổ để lưu thông không khí

Trong các giải pháp chống nóng nhà kính thì giải pháp này không tốn kém chi phí. Bạn có thể mở những cánh cửa sổ có sẵn trong nhà để không khí không bị ứ đọng và có thể lưu thông dễ dàng.
Tuy nhiên khi áp dụng phương pháp này cần lựa chọn thời gian mở cửa hợp lý bởi nếu mở vào ban ngày, khi thời tiết đang đạt ngưỡng cao, rất có thể ngôi nhà của bạn sẽ càng nóng hơn. Vì thế chỉ nên mở cửa sổ vào ban đêm, khi luồng không khí đã được hạ nhiệt.
5. Sử dụng lam chắn nắng

Để tiết chế về cường độ của ánh nắng chiếu trực tiếp lên ô cửa kính, một giải pháp không thể bỏ qua là dùng lam chắn nắng. Lam chắn nắng có nhiều chất liệu khác nhau như lam gỗ, lam nhôm,… để giúp bạn lựa chọn loại lam phù hợp cho ngôi nhà.
6. Dùng hệ thống làm mát và tạo không gian xanh

Để giảm nhiệt, chống nóng cho nhà kính, các thiết bị làm mát là vô cùng cần thiết. Các thiết bị này sẽ giúp ngôi nhà của bạn được mát mẻ trong thời gian ngắn. Tuy nhiên bạn sẽ phải trả một khoản chi phí không nhỏ về tiền điện cho các thiết bị này.
Ngoài ra, tạo một không gian xanh ngay trong chính ngôi nhà cũng là cách làm hết sức hiệu quả. Hơn nữa, cách làm này còn hỗ trợ tốt về sức khỏe của mọi người.
Trên đây là 6 cách chống nóng nhà kính hiệu quả, đạt tính thẩm mỹ cao và không gây hại tới sức khỏe con người. Dựa vào nhu cầu thực tế của mỗi gia đình mà bạn có thể lựa chọn những cách chống nóng phù hợp. Chúc các bạn có được không gian sống thoải mái nhất.