Từ bao đời nay, cây nêu đã luôn là hình ảnh biểu tượng thiêng liêng gắn liền với Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, về sự tích cây nêu ngày Tết và ý nghĩa của cây nêu không phải ai cũng biết. Nội dung bài viết dưới đây của Nhà Đất Mới sẽ giúp bạn đọc làm sáng tỏ nội dung này.
1. Sự tích cây nêu ngày Tết
Trước khi đi vào tìm hiểu ý nghĩa của cây nêu ngày Tết bạn cũng cần phải hiểu qua về nguồn gốc và sự tích liên quan tới cây Tết. Tục xưa truyền rằng, quỷ dữ ỷ đông đã áp bức và chiếm hết đất đai của con người. Con người phải thuê đất của quỷ dữ để trồng lúa và phải chịu điều khoản “Ăn ngọn cho gốc”. Quỷ sẽ lấy hết thóc, con người sẽ chỉ còn rơm và rạ.
Thương người, Phật đã mách cho trồng khoai lang. Cuối vụ, người thu hoạch hết củ, để lại cho quỷ phần lá. Sau đó quỷ lại quy đổi sang điều khoản “Ăn gốc cho ngọn”. Phật lại mách con người quay lại trồng lúa. Người thu hoạch hết lúa, phần rơm rạ cho quỷ.
Sau khi bực tức không thu hoạch được gì, quỷ đổi điều khoản sang “Ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lúc này phật lại bảo người trồng ngô. Bắp ngô ra giữa thân cây nên cuối vụ, người thu hoạch ngô đầy bồ mà quỷ chẳng thu được gì.

Không thu được gì, quỷ đòi lại đất. Trước tình hình đó, Phật bảo con người hãy đến mua một mảnh đất nhỏ của quỷ có diện tích bằng bóng một chiếc áo cà sa treo trên ngọn tre với giá cao. Thấy quá hời, quỷ đồng ý. Khi người trồng tre xuống, Phật hóa phép cho cây tre cao lên tận trời, chiếc áo cà sa rộng che khắp mặt đất. Từ đó, quỷ mất hết đất đai, phải lùi ra tận biển và chúng mang quân đi đánh chiếm ruộng đất.
Sau khi biết quỷ sợ vôi bột, lá dứa và máu chó. Phật đã bảo mọi người sử dụng những thứ đó để đánh bại lũ quỷ. Bại trận, quỷ khóc than với Phật mỗi năm cho chúng vài ngày được về đất liền thăm tổ tiên. Phật đồng ý, từ đó trở đi, mỗi dịp Tết đến, quỷ lại được về đất liền. Người dân dựng cây nêu trước nhà để ma quỷ không lại gần nhà của mình.
2. Ý nghĩa của câu nêu ngày Tết
Cây nêu là cây gì? Câu nêu là cây tre dài khoảng 5-6m được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng chạp âm lịch. Đây là ngày mà táo quân về chầu Trời.
Cây nêu bắt buộc phải làm bằng cây tre có đốt, bởi lẽ nó tượng trưng cho bậc thang đi về của thần linh. Cây tre phải là loại tre già, thẳng không được cụt ngọn.

Trên cây nêu sẽ treo nhiều loại cờ, đèn lồng, chuông gió, phía dưới có rắc bột vôi trắng thành hình tròn, cánh cung hay mũi tên hướng ra ngoài để xua đuổi tà ma. Trên ngọn cây nêu cũng buộc nhiều thứ như túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, vàng mã, và những chiếc khánh..
Những vật treo này đều tượng trưng mong muốn bảo vệ và mang tới những điều hạnh phúc cho con người, để dọa ma quỷ, không cho chúng quấy phá.
Khánh được treo trên cây nêu có nghĩa là mang lại hạnh phúc và tài lộc cho gia đình hay tiền vàng mã có tác dụng cầu tài… Khi có gió thổi các đồ trang trí chạm vào nhau sẽ tạo nên tiếng leng keng, cộng thêm tiếng động của khánh sẽ báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây đã có chủ, không được tới quấy nhiễu.
Ngoài ra, trong những ngày Tết cổ truyền, vào buổi tối các gia đình còn treo một đèn lồng bên ngoài cửa, việc làm này có tác dụng chỉ đường cho ông bà tổ tiên biết đường về ăn Tết với con cháu. Những lý do kể trên đã lý giải cho những băn khoăn tại sao có tục dựng cây nêu ngày Tết.
3. Cách làm cây nêu ngày Tết
Tùy thuộc vào mỗi vùng miền, mỗi địa phương mà sẽ có những cách làm cây nêu ngày Tết khác nhau. Nhà Đất Mới sẽ gợi ý đến bạn cách làm cơ bản và thông dụng nhất:
3.1. Nguyên liệu chuẩn bị
- Cây tre già cao, to, thẳng. Được đẽo sạch sẽ phần thân và gốc. Chỉ giữ lại ngọn nguyên chùm lá tươi.
- 3 sợi dây thừng đủ độ bền để giữ cây nêu
- Cọc tre hoặc cọc sắt để buộc dây giằng ở chân cây nêu.
- Cờ hội vuông cỡ lớn
- Lồng đèn trang trí, lá phướn làm bằng giấy hoặc có thể làm từ vải màu đỏ. Bên trên có các câu chữ mang ý nghĩa như: Chúc mừng năm mới…
- Dụng cụ tạo âm thanh: Chuông đất, chuông gió.
- Vật mang ý nghĩa tín ngưỡng như lá đa, lá dứa, nhánh xương rồng, gạo, muối, trầu cau…
- Ngoài ra cũng có đồ trang trí xung quanh gốc cây nêu như: Câu đối xuân, bình ảnh bánh trái ngày Tết. Bột vôi trắng rắc xung quanh gốc…
3.2. Cách làm cây nêu ngày Tết
Bạn sẽ trang trí lên thân của cây nêu các loại cờ, phướn, đèn lồng, câu đố, niêu đất, chuông gió… Bên dưới gốc rắc bột vôi trắng tạo thành vòng tròn hoặc rắc hình cánh cung, hay mũi tên ra ngoài để xua đuổi tà ma.

4. Cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào?
Theo phong tục trong văn hóa dân gian của Việt Nam, cây nêu sẽ được dựng trước sân nhà vào 23 tháng Chạp – ngày Táo quân chầu trời hằng năm.
Cây nêu thường được dựng vào ngày Táo quân về trời, bởi lẽ vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân, ma quỷ sẽ lẻn về nhà quấy nhiễu. Do đó, cần phải đặt cây nêu từ ngày này để trừ tà. Cây nêu sẽ được hạ khi hết ngày mùng 7 tháng Giêng.

Trên đây là nội dung bài viết chia sẻ về nguồn gốc và ý nghĩa của cây nêu ngày Tết. Hy vọng Nhà Đất Mới đã cung cấp tới bạn những thông tin hữu ích. Giúp cho quá trình chuẩn bị cây nêu ngày Tết của gia đình bạn được dễ dàng và hiệu quả nhất.
Nguồn : Nhadatmoi.net