Cây hồng môn hợp tuổi nào? Tác dụng và ý nghĩa của cây hồng môn trong cuộc sống
Chia sẻ cây hồng môn hợp tuổi nào, mệnh nào mang lại may mắn, tài lộc, vượng khí, bình an.
Sở hữu màu sắc nổi bật, đẹp mắt lại có ý nghĩa phong thủy tuyệt vời nên hồng môn được nhiều gia chủ lựa chọn để bài trí trong nhà. Tuy nhiên, không phải gia chủ nào cũng có thể trồng cây hồng môn. Vậy cây hồng môn hợp tuổi nào? Để biết được đáp án chính xác về vấn đề này, hãy cùng Nhà Đất Mới tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Đặc điểm tổng quan về cây hồng môn
Tên khoa học của cây hồng môn là Anthurium Taiflower được du nhập từ vùng nhiệt đới châu Mỹ. Ngoài ra, cây hồng môn còn có những tên gọi khác như cây Vĩ Hoa Đỏ, Buồm Đỏ,… Sở dĩ các tên gọi đều có chữ đỏ là bởi bắt nguồn từ sắc đỏ của hoa.
Cây hồng môn là loài cây thân thảo sống lâu năm, thường mọc thành bụi và có thân ngắn. Lá của cây có hình trái tim, với lá non thì màu xanh nhạt hơn. Chiều dài của lá từ 18 đến 30 cm, chiều rộng từ 9 tới 15cm. Cuống lá có thể dài 30 hoặc 40cm, hình trụ.
Hoa cây hồng môn là loại hoa lưỡng tính cùng gốc với mo hoa hình trái tim cân đối, nở rộng, thường có màu đỏ, cam, hồng, một số loại có màu trắng. Trên phiến lá ở gần cuống có đính một hoa tự thuôn tròn, hình dáng hơi giống ngà voi, hơi dài, màu vàng nhạt. Mỗi hoa thường có khoảng 4 hoặc 5 bông hoa.
Cây có bộ rễ chùm hoạt động mạnh mẽ trong các hoàn cảnh khác nhau để hấp thu tối đa nguồn nước và chất dinh dưỡng. Cũng nhờ bộ rễ chùm này mà hồng môn có thể trồng theo 2 cách là trồng đất và trồng thủy sinh.

2. Tác dụng và ý nghĩa của cây hồng môn
Cũng giống các loại cây như: sen đá, nhất mạt hương, ngũ gia bì,… cây hồng môn được nhiều người lựa chọn để trồng trong nhà ngoài hình dáng bắt mắt còn bởi tác dụng và ý nghĩa đặc trưng của cây.
Về tác dụng cây có khả năng thanh lọc bụi bẩn trong không khí rất hiệu quả. Về ý nghĩa cây sở hữu hoa và lá đều có hình trái tim nên tượng trưng cho tình yêu bất diệt, sự nhiệt tình và ấm áp.
Bên cạnh đó, cây có sức sống bền bỉ, luôn vươn lên trước trong mọi hoàn cảnh nên trở thành biểu tượng của những năng lượng tích cực trong cuộc sống. Trong phong thủy, cây thể hiện sự may mắn, thịnh vượng cho gia chủ đồng thời màu hoa đỏ còn có khả năng thu hút vượng khí, xua đuổi tà khí.

Xem thêm: Cây sen đá hợp với tuổi nào?
3. Cây hồng môn hợp tuổi nào, mệnh gì?
a. Cây hồng môn hợp mệnh gì?
Theo các chuyên gia phong thủy, người mệnh Hỏa là người rất thích hợp với loại cây này. Nhắc tới mệnh Hỏa, người ta thường nghĩ ngay tới hình ảnh ngọn lửa có thể thiêu đốt mọi thứ và tính cách người mệnh Hỏa cũng tương tự vậy.
Đôi khi chính vì sự nhiệt tình, nóng nảy mà người mệnh Hỏa gặp nhiều trở ngại trong cuộc sống. Do đó, sắc xanh của lá và hoa của cây hồng môn sẽ hóa giải được những vấn đề của người mệnh Hỏa bởi đây đều là những màu tương sinh, tương hợp, rất tốt cho người mệnh Hỏa.
Nếu người mệnh Hỏa trồng cây hồng môn trong nhà, phòng làm việc sẽ mang tới nhiều may mắn. Màu đỏ của hoa sẽ tiếp thêm năng lượng tích cực cho người mệnh này. Trong khi đó, màu xanh của lá sẽ giúp khắc chế bớt sự kiêu ngạo, tính bốc đồng, nóng nảy của người mệnh Hỏa.
Bên cạnh mệnh Hỏa thì mệnh Thổ cũng là mệnh thích hợp để trồng cây hồng môn, cây sẽ mang đến tài lộc và may mắn.

b. Cây hồng môn hợp tuổi nào?
- Chiếu theo mệnh hợp với cây hồng môn phía trên, bạn có thể tìm được ra các tuổi hợp với loại cây này. Cụ thể tuổi hợp cây hồng môn mệnh Hỏa:
- Bính Dần (1986), Đinh Mão (1987): mệnh Lư Trung Hỏa
- Giáp Tuất (1934, 1994), Ất Hợi (1935, 1995): Sơn Đầu Hỏa
- Mậu Tý (1948, 2008), Kỷ Sửu (1949, 2009): Tích Lịch Hỏa
- Bính Thân (1956, 2016), Đinh Dậu (1957, 2017): Sơn Hạ Hỏa
- Giáp Thìn (1964), Ất Tỵ (1965): Phú Đăng Hỏa
- Mậu Ngọ (1978), Kỷ Mùi (1979): Thiên Thượng Hỏa
4. Chăm sóc cây hồng môn
Không đòi hỏi quá nhiều về cách thức chăm sóc bởi hồng môn có thể phát triển và sinh trưởng tốt ở nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nhưng khi trồng bạn vẫn nên chú ý:
- Đất trồng: đất thịt, đất mùn kết hợp thêm chút xơ dừa hoặc trấu là dạng đất giúp cây hồng môn phát triển tốt nhất. Khoảng từ 6 tới 12 tháng nên thay đất để bổ sung dinh dưỡng cho cây.
- Ánh sáng: dù là điều kiện thiếu sáng cây vẫn có thể sống tốt, nhưng nên đặt ở nơi có ánh sáng nhẹ
- Tưới nước: vì hồng môn là cây ưa độ ẩm cao nên không cần tưới quá nhiều nước, tuy nhiên cũng tránh để tình trạng đất quá khô. Nên tưới từ 2-3 lần/tuần. Vào mùa đông hoặc cây để trong phòng máy lạnh thì giảm số lần tưới cho cây
- Cắt tỉa: Cây lọc không khí tốt nên bụi bám trên lá tương đối nhiều. Nên vệ sinh lá để lá quang hợp được tốt hơn
Lưu ý khi trồng cây hồng môn trong nhà: cây gây bỏng nghiêm trọng ở miệng nếu vô tình ăn phải vì lá cây có chứa các tinh thể calcium oxalate rất độc. Do đó, cần tránh để trẻ em và vật nuôi tiếp xúc với cây.

Trên đây là toàn bộ các thông tin xoay quanh cây hồng môn, cách chăm sóc, tác dụng và quan trọng là giải đáp được thắc mắc cây hồng môn hợp tuổi nào? Hi vọng với những thông tin trong bài viết, các bạn sẽ có lựa chọn phù hợp nhất với mình.