Cao lanh là gì? Một số ứng dụng của kaolin trong đời sống con người
Ngày nay, khái niệm kaolin hay cao lanh là gì, không còn quá xa lạ với đời sống của chúng ta. Chúng được sử dụng rộng rãi trong rất nhiều các lĩnh vực như công nghiệp gốm sứ, vật liệu xây dựng, y tế, làm đẹp… Nhưng một số người vẫn còn chưa biết nguyên liệu này là gì và được ứng dụng như thế nào.
Vì vậy, trong bài viết dưới đây, Nhà Đất Mới sẽ chia sẻ với bạn khái niệm cao lanh là gì và một số ứng dụng của nó trong đời sống con người.
I. Cao lanh là gì?
1. Khái niệm

Cao lanh là gì? Thực tế, kaolin (hay cao lanh) là một loại đất sét màu trắng, nằm sâu dưới các tầng đất cát, do phong hóa hoặc thủy triều tạo thành. Tên gọi kaolin xuất phát từ Cao Lĩnh Thổ (đất Cao Lĩnh) – một vùng đồi núi tại Giang Tô (Trung Quốc).
Khi gặp nước, kaolin sẽ thành chất dẻo, dễ định hình. Còn khi gặp nhiệt độ cao, chúng sẽ hóa rắn.
2. Thành phần cấu tạo
Kaolin được cấu tạo chủ yếu từ kaolinit, illit, thạch anh, montmorillonite, trong đó, kaolinit có vai trò chính trong việc quyết định cấu tạo của kaolin. Do đó, kaolin có công thức là:
- Al2Si2O5(OH)4
- Trọng lượng riêng: 2.58 – 2.60g/cm3
- Độ cứng theo thang Mohs: 1
- Nhiệt độ nóng chảy: 1,750 – 1,787 độ C
3. Phân loại

Tùy thuộc vào nguồn gốc, độ chịu lửa, mục đích sử dụng,… mà kaolin được chia thành nhiều loại khác nhau.
Theo nguồn gốc
- Kaolin sơ cấp: được tạo ra trong quá trình phong hóa hóa học hay thủy nhiệt của các loại đá
- Kaolin thứ cấp: được tạo ra từ sự chuyển đổi của cao lanh sơ cấp
Theo độ chịu lửa
- Kaolin chịu lửa ở mức: > 17,500 độ C
- Kaolin chịu lửa ở mức: > 17,300 độ C
- Kaolin chịu lửa ở mức: > 16,500 độ C
- Kaolin chịu lửa ở mức: > 15,800 độ C
Theo mục đích sử dụng
- Cao lanh được sử dụng trong y tế
- Cao lanh được sử dụng trong vật liệu xây dựng
- Cao lanh được sử dụng trong làm đẹp
II. 5 ứng dụng lớn của kaolin trong đời sống con người
Tùy thuộc vào đặc điểm cấu tạo, thành phần hóa học, thành phần khoáng chất mà kaolin sẽ được ứng dụng trong các ngành nghề như:
1. Sản xuất vật liệu chịu lửa

Trong ngành sản xuất nguyên vật liệu chịu lửa, người ta thường dùng kaolin để sản xuất gạch nửa axit, gạch chịu lửa và một các vật dụng chịu lửa khác.
Tiêu chuẩn cao lanh sẽ là:
Tên chỉ tiêu | Mức (%) | ||
Loại I | Loại II | Loại III | |
Hàm lượng nhôm oxit (Al2O3) | ≥ 36 | ≥ 32 | ≥ 28 |
Hàm lượng sắt oxit (Fe2O3) | ≤ 1.5 | ≤ 2.0 | ≤ 3.0 |
Độ chịu lửa không nhỏ hơn | ≥ 1,730 | ≥ 1,670 | ≥ 1,580 |
Thành phần cỡ hạt (không áp dụng cho đá cao lanh) | ≤ 0 | ≤ 2 | ≤ 5 |
Độ ẩm (áp dụng cho cao lanh đóng bao) | ≤ 6 | ≤ 6 | ≤ 6 |
Trong ngành công nghiệp luyện kim đen, gạch chịu lửa được dùng để lót lò cao, lò gió nóng, lò luyện gang,…
Trong các ngành công nghiệp khác như để lót lò đốt, nồi hơi luyện kim màu, nhà máy lọc dầu, công nghiệp thủy tinh và sứ,… thì dùng ít gạch chịu lửa hơn.
2. Sản xuất đồ gốm
Kaolin còn được sử dụng trong ngành đồ gốm để sản xuất ra các sản phẩm như gốm sứ, sứ cách điện, sứ mỹ nghệ, các dụng cụ thí nghiệm… Khi đó, tiêu chuẩn cao lanh phải có chất lượng cao để khống chế được các oxit tạo màu như:
- Hàm lượng Fe2O3 < 0,4 – 1,5%
- Hàm lượng TiO2 < 0,4 – 1,4%
- Hàm lượng CaO < 0,8%
- Hàm lượng SO3 < 0,4%.
3. Sản xuất giấy
Trong công nghiệp sản xuất giấy, kaolin được sử dụng như một chất độn làm giấy tăng độ kín, tăng độ ngấm mực in, tăng bề mặt nhẵn và giảm độ thấu ngang.
Thông thường, cứ khoảng 250 – 300kg kaolin sẽ dùng cho 1 tấn giấy. Và chất lượng kaolin được sử dụng phải có độ phân tán, độ trắng, mức độ đồng đều của các hạt TE nhất định.
4. Sản xuất cao su
Trong công nghiệp cao su, tiêu chuẩn cao lanh là:
- Fe2O3 < 0,75%
- SO4- < 0,4%
- Độ hạt < 1,670 lỗ/cm2
- Độ ẩm < 1%
Thì bột cao lanh (kaolin) sẽ có tác dụng làm tăng tính đàn hồi, độ rắn, độ bền, cách điện cho cao su.
5. Làm đẹp, thẩm mỹ

Trong bột kaolin có rất nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe da mặt, giúp cải thiện làn da một cách đáng kể. Do đó, chúng rất được yêu thích trong công nghệ làm đẹp, thẩm mỹ nhờ những ưu điểm nổi bật như:
- Kaolin giúp điều tiết, hấp thụ, thải độc dầu nhờn dư thừa và bụi bẩn trên da mặt
- Làm dịu các nốt bị sưng, tấy đỏ
- Kích thích xây dựng, tái sinh tế bào mới tái tạo da hiệu quả
- Ngăn ngừa sẹo thâm trên da mặt của bạn
Ngoài ra, cao lanh còn được ứng dụng trong sản xuất da nhân tạo, sơn, xà phòng, thuốc trừ sâu, đĩa mài, xi măng trắng, chất trám trong xây dựng, nhôm kim loại, phèn nhôm,…
III. Các mỏ cao lanh ở Việt Nam
Tại Việt Nam, mỏ cao lanh được phân bố rộng khắp trên cả nước như ở Lào Cai, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Đồng Nai, Lâm Đồng,…
Như vậy, Nhà Đất Mới vừa giới thiệu cho bạn khái niệm kaolin là gì, một số ứng dụng của kaolin trong cuộc sống hàng ngày cũng như các mỏ cao lanh ở Việt Nam. Đây là một hợp chất có nhiều ưu điểm nổi bật và được ứng dụng rộng rãi, nhưng không vì thế mà bạn có thể sử dụng một cách bừa bãi. Hãy sử dụng kaolin một cách hiệu quả nhất!
Ann Tran – Ban biên tập Nhà Đất Mới
Nguồn: nhadatmoi.net