Cách viết đơn xin miễn giảm học phí chuẩn nhất
Hướng dẫn cách viết đơn xin miễn giảm học phí cho sinh viên, học sinh nghèo, khó khăn.
Mẫu đơn xin miễn giảm học phí được ban hành theo Thông tư liên tịch 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC- BLĐTBXH, hướng dẫn về mức học phí đối với cơ sở giáo dục từ năm 2015 – 2016 đến năm 2020-2021. Vậy nội dung bên trong đơn đề nghị miễn giảm học phí gồm những gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết ở nội dung bài viết dưới đây.
I. Các đối tượng thuộc diện được miễn, giảm học phí
Đơn miễn giảm học phí là mẫu đơn được sử dụng để giảm bớt khó khăn cũng như tạo điều kiện để các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được học tập trong điều kiện tốt nhất. Tuy nhiên để được làm đơn xin giảm học phí các em học sinh, sinh viên phải thuộc vào các đối tượng theo quy định.
Để được làm đơn đề nghị miễn giảm học phí, các em học sinh hay sinh viên cần phải thuộc trong các trường hợp quy định tại Điều 7, Điều 8 Nghị định 86/2015/NĐ-CP

- Trẻ em mẫu giáo và học sinh phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ nghèo
- Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên bị khuyết tật hay tàn tật thuộc diện hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo.
- Sinh viên học chuyên ngành Chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Điều kiện được giảm 70% học phí: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số. Học sinh, sinh viên học các ngành nghệ thuật truyền thống…
- Điều kiện được giảm 50%: Trẻ em học mẫu giáo và học sinh học phổ thông có cha mẹ thuộc diện hộ cận nghèo.
II. Mẫu đơn miễn giảm học phí
Mẫu đơn xin miễn giảm học phí hay đơn xin gia hạn học phí khi sử dụng nộp cho nhà trường phải là mẫu đơn được ban hành theo quy định. Khi thuộc đối tượng được miễn hoặc giảm học phí, thì các em có thể viết đơn xin miễn giảm học phí cho sinh viên nộp lên Ban giám hiệu nhà trường để được xem xét và miễn giảm học phí theo quy định của pháp luật hiện hành. Từ đó giúp làm bớt gánh nặng về tài chính cho gia đình, giúp các em học sinh sinh viên yên tâm học tập thật tốt.

Để thuận tiện cho quá trình sử dụng, các bạn có thể tải mẫu đơn xin miễn giảm học phí được soạn thảo sẵn.
III. Cách viết đơn xin miễn giảm học phí
Khi viết đơn xin miễn giảm học phí, người viết cần phải đảm bảo yêu cầu có đầy đủ 3 phần chính. Mỗi phần sẽ thể hiện những nội dung khác nhau. Cụ thể như sau:
1. Phần mở đầu
Nội dung phần mở đầu của đơn xin miễn giảm học phí phải có đầy đủ Quốc hiệu và Tiêu ngữ. Quốc hiệu sẽ được viết hoa và bôi đậm, Tiêu ngữ sẽ viết in thường bôi đậm. Phía dưới phần Quốc hiệu và Tiêu ngữ sẽ là tên của lá đơn, phần này bạn sẽ biết viết in hoa và bôi đậm.
Nội dung tiếp theo của phần mở đầu là lời chào gửi đến nhà trường. Cuối cùng của phần mở đầu sẽ phần giới thiệu thông tin cá nhân của học sinh. Bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, lớp, khoa, mã số sinh viên… Thuộc đối tượng miễn giảm theo quy định nào.

2. Phần nội dung
Đây là nội dung trọng tâm của đơn đề nghị miễn giảm học phí. Người viết đơn sẽ viết bản thân mình được hưởng chế độ miễn giảm học phí nào. Được hưởng chế độ miễn giảm học phí, ghi rõ tên cơ sở đã được hưởng chế độ miễn giảm học phí, cấp học, trình độ đào tạo…
Viết nội dung đề nghị được Nhà trường xem xét được miễn, giảm học phí theo quy định và chế độ hiện hành.
3. Phần kết
Người làm đơn ghi rõ thời gian làm đơn, ký xác nhận rõ họ tên. Và nội dung xác nhận của khoa hoặc bộ phận quản lý học sinh/sinh viên.
IV. Hồ sơ cần chuẩn bị khi nộp đơn xin miễn giảm học phí
- Đơn đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập
- Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công, giấy xác nhận khuyết tật, giấy xác nhận chứng minh là hộ nghèo, hộ cận nghèo….
- Trong khoảng 45 ngày kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ hoặc người giám hộ phải nộp các giấy tờ liên quan lên sở giáo dục.
Trên đây là hướng dẫn về cách viết đơn xin miễn giảm học phí cụ thể nhất. Nhà Đất Mới hy vọng thông qua nội dung này, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc soạn thảo một mẫu đơn xin giảm học phí đúng quy định nhất.