Cách tính vật liệu xây dựng giúp gia chủ kiểm soát tốt 80% chi phí thi công
Xây nhà là một trong những công việc tốn kém thời gian và công sức nhất trong cuộc đời mỗi người. Bởi vậy, từng khâu đoạn nhỏ đều đòi hỏi sự cẩn trọng, kỹ càng. Muốn hạn chế nguy cơ hao tiền tốn của vô ích, gia chủ nên chủ động cách tính vật liệu xây dựng nhằm kiểm soát chi phí thi công.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bất cứ ai cũng có đủ kiến thức chuyên môn để thực hiện công việc này. Nếu bạn cảm thấy bối rối khi phải đối mặt với các công thức tính vữa xây tường, tính xi măng xây nhà phức tạp, hãy thử tham khảo bài viết dưới đây để đơn giản hóa mọi vấn đề.
1. Cách tính vật liệu xây dựng theo diện tích nhà
Diện tích luôn là yếu tố đóng vai trò quyết định đối với chi phí thi công. Bởi thế, nếu muốn tính vật liệu xây dựng cho ngôi nhà tương lai, bạn nhất định phải căn cứ vào tổng diện tích xây dựng từng hạng mục chính – phụ.
1.1. Công thức tính diện tích phần nổi

Về cơ bản, công thức tính diện tích vẫn sẽ là phép toán quen thuộc: chiều dài x chiều rộng (với mặt sàn hình chữ nhật). Tuy nhiên, một ngôi nhà sẽ không chỉ có các tầng lầu mà còn nhiều hạng mục phụ khác như mái, sân, hầm… Đó là nguyên nhân chính khiến việc tính vật liệu xây nhà trở nên thực sự phức tạp.
Để đơn giản hóa, hầu hết nhà thầu hiện nay đều áp dụng các phép quy ước sau đây:
- Tầng 1: 100% diện tích sàn
- Tầng lầu: 100% diện tích sàn/ lầu (Nhà có có bao nhiêu tầng thì sẽ nhân diện tích sàn với bấy nhiêu.)
- Mái: 70% diện tích sàn nếu là mái bằng hoặc mái ngói; 30% diện tích sàn nếu là mái tôn.
- Sân: 50% diện tích.
1.2. Công thức tính vật liệu thi công phần ngầm

Móng là bộ phận chịu toàn bộ tải trọng ngôi nhà. Vì thế, nó có thể quyết định tới 50% chất lượng công trình.
Muốn căn nhà bền vững cùng thời gian, gia chủ cần lựa chọn được kiểu thi công móng phù hợp với loại đất và quy mô xây dựng. Theo đó, cách tính vật liệu xây dựng phần ngầm cũng sẽ thay đổi.
Dưới đây là một số công thức chi tiết để bạn tham khảo:
- Móng băng 1 phương: 30% diện tích tầng 1 x đơn giá xây dựng phần thô;.
- Móng băng 2 phương: 70% diện tích tầng 1 x đơn giá xây dựng phần thô;
- Móng cọc khoan nhồi: [Đơn giá móng cọc khoan nhồi x chiều dài cọc x số lượng cọc] + [Nhân công ép cọc] + [Hệ số đào móng x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô];
- Móng cọc ép tải: [Đơn giá móng cọc ép tải x chiều dài cọc x số lượng cọc] + [Hệ số đào móng x diện tích tầng 1 x đơn giá phần thô.
1.3. Đơn giá thi công và vật liệu hoàn thiện

Đơn giá thi công và vật liệu hoàn thiện là chi phí xây dựng phần thô và chi phí vật liệu cho mỗi m2 công trình. Cụ thể:
- Đơn giá thi công phần thô: 3 triệu đồng/m2.
- Đơn giá trọn gói sẽ phụ thuộc vào chất lượng vật liệu hoàn thiện. Thông thường sẽ có 4 mức để gia chủ lựa chọn:
- Trung bình: 4.5 triệu/m2;
- Trung bình khá: 4.8 triệu/m2;
- Khá: 5.2 triệu/m2;
- Tốt: 5.5 triệu/m2.
Tất cả các đơn giá nêu trên đều chỉ mang tính tham khảo. Trên thực tế, chi phí có thể dao động lên xuống tùy thuộc vào giá thành vật liệu, vị trí, khu vực thi công cũng như cam kết của nhà thầu.
Gia chủ sẽ khó tính toán được hết mọi biến động trên thị trường để tính vật liệu xây nhà chuẩn xác 100%. Tuy nhiên, việc dự trù trước một cách tương đối vẫn sẽ là cơ sở để chúng ta làm chủ công trình và túi tiền.
Ví dụ: Bạn dự định xây dựng một ngôi nhà 3 tầng, mái bằng trên diện tích đất 50m2, sử dụng kiểu thi công móng băng 1 phương và vật liệu tốt. Để tính vật liệu xây nhà ống này, bạn sẽ phải xác định được diện tích thi công phần nổi:
- 2 tầng nhà: 50 x 3 = 150m2
- Mái bằng: 70% x 50 = 35m2
Vậy tổng diện tích thi công phần nổi là: 185m2.
Ta có:
- Chi phí thi công móng là: 50 x 30% x 3.000.000 = 45.000.000 đồng.
- Chi phí vật liệu hoàn thiện phần nổi là: 185 x 5.500.000 = 1.017.500.000 đồng
=> Tổng chi phí là: 1.062.500.000 đồng.
2. Cách tính vật liệu xây dựng nhà cấp 4

Để tính vật liệu xây nhà cấp 4, chúng ta cũng bắt đầu với việc xác định diện tích của từng hạng mục, bao gồm:
- Diện tích sàn nhà;
- Sân trước và sau nhà: 50% diện tích;
- Ban công: 50% diện tích;
- Móng nhà: 30% diện tích;
- Mái bê tông: 30 – 50% diện tích tùy theo nhà thầu;
- Mái tôn: 30 – 50% diện tích hoặc tính theo độ dốc tùy theo nhà thầu.
Sau khi có tổng diện tích, bạn phải nhân số liệu đó với 1.3 để có thể tính vật liệu xây tường. Trong trường hợp có thêm gác lửng, gia chủ cần linh hoạt cộng thêm diện tích tùy theo nhu cầu xây dựng cụ thể.
Dưới đây là các đơn giá tham khảo dành cho công trình nhà ở cấp 4:
- Đơn giá nhân công (không bao gồm vật liệu): 1.3 – 1.5 triệu/m2;
- Đơn giá thi công phần thô và hoàn thiện (không bao gồm vật tư hoàn thiện): 2.8 – 3 triệu/m2;
- Đơn giá trọn gói: 4 – 5 triệu/m2.
Để tính vật liệu xây dựng, bạn chỉ cần lấy diện tích nhân với đơn giá trung bình. Tất nhiên, việc tự lựa chọn và mua sắm nguyên vật liệu sẽ giúp chúng ta đảm bảo chất lượng và giá thành tốt. Nhưng đổi lại, gia chủ chắc chắn phải bỏ ra rất nhiều thời gian, công sức. Bạn nên cân nhắc dựa trên điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Trên đây là các hướng dẫn, đơn giá tham khảo và cách tính vật liệu xây dựng cho công trình nhà ở. Hy vọng bài viết của Nhà Đất Mới đã mang tới bạn nhiều thông tin hữu ích. Chúc các bạn vận dụng thành công các công thức vào việc dự trù chi phí thi công!